Ở các tỉnh Tây Nguyên, diện tích sầu riêng đang tăng phi mã khiến cho các con số thống kê cũng không theo kịp. Khác với tình trạng đua trồng cà phê, cao su, hồ tiêu trước đây, khiến hàng vạn nhà nông và nhiều doanh nghiệp điêu đứng, sầu riêng Tây Nguyên đã có “bảo chứng” bằng những mô hình thành công suốt 20 năm qua, cùng những ưu thế lớn do đất đai, khí hậu phù hợp. Khác biệt nữa là sầu riêng Tây Nguyên hòa hợp tốt với cà phê khi trồng trên cùng diện tích, giúp nông dân có thể “đi bằng cả hai chân”, qua đó giảm thiểu rủi ro từ biến động của thị trường. Mặt khác, phát triển sầu riêng như Tây Nguyên hiện tại cũng tiềm ẩn những hệ lụy khó lường, khi nông dân bỏ hẳn cà phê để theo đuổi sầu riêng; rất nhiều nông dân còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm nhưng vẫn đầu tư lớn vào loại cây đòi hỏi chế độ chăm sóc khắt khe; tổ chức ngành hàng sầu riêng còn thiếu đồng bộ. Về vấn đề này, phóng viên Đình Tuấn, thường trú khu vực Tây Nguyên có loạt bài “Bùng nổ sầu riêng ở Tây Nguyên-Rủi ro và vận hội”, đề cập vị thế đặc biệt của sầu riêng đối với nông nghiệp Tây Nguyên cùng những rủi ro hiện hữu do cách phát triển không tính đường lui. Chương trình hôm nay mời quý vị nghe bài 1: “Sầu riêng kinh tế đe dọa cà phê bền vững”, đề cập thực trạng cây cà phê dần bật bãi khỏi những vùng trồng xen bền vững, biến thành những vùng độc canh sầu riêng.
Những năm gần đây, doanh nghiệp, HTX, nông dân Sơn La đã và đang tiếp cận với cách làm kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế tuần hoàn còn nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, nhu cầu ở một địa phương được coi là “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc Phiên họp thứ 23. Diễn ra trong 4 ngày, tại phiên họp này, Ủy ban TVQH cho ý kiến vào 16 nội dung quan trọng chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Trong sáng nay, cho ý kiến vào báo cáo về phát triển kinh tế- xã hội và tài chính ngân sách những tháng đầu năm nay, Ủy ban TVQH cho rằng: dự báo Quý 2 kinh tế sẽ khó khăn hơn Quý 1, điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với Chính phủ trong việc điều hành kinh tế vĩ mô các Quý tiếp theo để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% cho cả năm.
Khác với châu Âu và châu Mỹ, hoạt động sản xuất của châu Á vẫn sôi động. Trong tháng 4 vừa qua, mặc dù giảm nhẹ so với tháng trước, song chỉ số quản trị thu mua (PMI) trung bình trong lĩnh vực sản xuất ở châu Á vẫn cao nhất thế giới, ở mức 50,6%.
Cần ưu tiên hơn cho tăng trưởng và nhất quán mục tiêu ổn định vĩ mô.- Tập trung thu hút đầu tư vào các hạ tầng cơ bản để phát huy tối đa lợi thế vùng.- Hàng không - Du lịch "bắt tay" thu hút khách.
Chính phủ đã đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về việc giảm 2% thuế VAT với tất cả hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% xuống còn 8%, để trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp vào tháng 5 này. Như vậy, sau hơn 4 tháng thuế giá trị gia tăng (VAT) trở về mức cũ, người dân và doanh nghiệp hồ hởi trước tin sắp được giảm thuế VAT thêm 6 tháng nữa. Việc giảm 2% thuế VAT cho các hàng hóa, dịch vụ sẽ kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh như thế nào và tác động ra sao đến nền kinh tế? PGS-TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cấp cao Học viện Tài chính cùng bàn luận câu chuyện này.
Khủng hoảng trần nợ công không phải chuyện mới ở Mỹ. Tuy nhiên, câu chuyện này cùng khả năng nước Mỹ vỡ nợ là chủ đề được giới đầu tư, tài chính và nhiều chuyên gia bàn luận suốt tuần qua. Với người Mỹ, niềm tin vào thị trường tài chính của họ đang đứng trước thử thách của hai cuộc khủng hoảng liên tiếp: ngân hàng sụp đổ và chính phủ đứng trước nguy cơ vỡ nợ. Còn với thế giới, tác động của việc Mỹ vỡ nợ sẽ đến đâu là câu hỏi được quan tâm lúc này.
Sáng nay 5/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2023. Cùng dự có các phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Bộ trưởng, thủ tưởng các cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Sáng nay 5/5, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Bộ NN&PTNT tổ chức hội thảo “Đào tạo chuyển đổi nghề nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL”. Tham dự Hội thảo có ông Trần Thanh Nam, Thư trưởng Bộ NN&PTNT; lãnh đạo Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; các trường Đại học; lãnh đạo Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL…
Các dự án cao tốc dần hoàn thành – tạo kết nối và động lực phát triển kinh tế đất nước- Vốn và quỹ đất là 2 yếu tố cần chú trọng để triển khai các dự án nhà ở xã hội trong tương lai- Tiêu điểm kinh tế địa phương: chính sách hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài tại Cà Mau.
Đang phát
Live