
Sáng kiến về cơ chế hợp tác “Sông Mê Công an toàn” được Trung Quốc và Thái Lan đồng khởi xướng vào năm 2013. Việt Nam chính thức tham gia cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn từ năm 2019 đến nay. Sau khi tham gia cơ chế hợp tác Việt Nam cùng các nước đã phối hợp triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia, số lượng thu giữ hàng tấn ma túy, bắt giữ được nhiều đối tượng cầm đầu các tổ chức tội phạm. Nhân dịp tổng kết hoạt động của cơ chế hợp tác sông Mê Công an toàn về kiểm soát ma túy, Việt Cường, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Bộ Công an về vấn đề này
Theo báo cáo của Tòa án nhân tối cao, từ năm 2021 đến nay có 106 trường hợp cán bộ, công chức ngành tòa án đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 trường hợp tham nhũng và tiêu cực. Vi phạm pháp luật trong đội ngũ cơ quan điều tra, kiểm sát, thi hành án cũng đã xảy ra trong thời gian qua. Hoạt động của các cơ quan tư pháp không chỉ bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa thực thi và bảo vệ công lý. Vì vậy, những vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động tư pháp có ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người dân với pháp luật và công lý. Một trong những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp đó là kiểm soát quyền lực. Cơ chế này hiện đang được thực thi ra sao và cần lưu tâm những vấn đề gì để đủ mạnh, có hiệu lực và hiệu quả? Ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương, nguyên Ủy viên thường trực Ủy ban quốc phòng và an ninh của Quốc hội sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.
- Lực lượng Kiểm ngư ngăn chặn khai thác thuỷ sản trái phép ở vùng biển giáp ranh - Kiểm soát tàu cá gặp khó do đâu - Bình Định chuyển dần nuôi biển sang nuôi công nghiệp
Ngày 20/3, Ủy ban châu Âu cho biết rằng sẽ khởi động một dự án thí điểm với Bulgaria về việc ngăn chặn những người đến bất thường, tăng cường quản lý biên giới và di cư. Dự án thí điểm nhằm hỗ trợ Bulgaria triển khai các hoạt động thực tiễn trong việc đẩy nhanh thủ tục xin tị nạn và hồi hương đạt hiệu quả.
Hôm nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội chất vấn các nhóm vấn đề, thuộc lĩnh vực quản lý của Tòa án và Viện Kiểm sát- Việt nam cần chuẩn bị tâm thế như thế nào với quy định áp dụng thuế suất thuế tối thiểu toàn cầu?- Bộ Y tế yêu cầu tăng cường giám sát, phòng, chống dịch bệnh Marburg, loại bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng tử vong cao- Thành phố Hà Nội đào tạo nghề miễn phí cho gần 15 nghìn người thuộc 5 nhóm đối tượng- Nhà Vua Thái Lan phê chuẩn Sắc lệnh giải tán Hạ viện, mở đường tổ chức Tổng tuyển cử vào tháng 5 tới- Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023 đánh dấu tròn 1 thập kỷ Liên hợp quốc thực hiện sáng kiến thúc đẩy hạnh phúc quốc gia. Trong báo cáo lần này, chỉ số hạnh phúc của Việt Nam đã tăng 12 bậc, lên vị trí 65
"Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng đảm bảo các cân đối lớn là mục tiêu chúng ta phải thực hiện bằng được” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ Tháng 01/2023 ngày 02/02/2023. Thông điệp này tiếp tục được Thủ tướng nhấn mạnh tại Hội nghị thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu năm 2023 của Bộ Công Thương ngày 03/02 vừa qua. "Bàn giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - nhìn từ các chỉ đạo điều hành của Chính phủ” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia bàn luận của hai chuyên gia kinh tế - tài chính: PGS.TS Ngô Trí Long và PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Giảng viên cao cấp tại Học viện Tài chính:
Nhằm tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế mới đây ban hành Công điện khẩn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ. Trong văn bản này, Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Tại nước ta, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion sang biến thể phụ BA.2.75 trong 3 tháng cuối năm ngoái. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 vào tháng 12 năm 2022, đây được coi là biến thể siêu lây nhiễm đang xuất hiện tại gần 30 quốc gia, trong đó có những nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Đáng chú ý là từ ngày 8/1, Trung Quốc đã mở cửa biên giới với các nước, trong đó có Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tại Trung Quốc, nhiều người dân lo ngại nguy cơ dịch bệnh với biến thể mới xâm nhập và bùng phát tại nước ta. Khi Tết Nguyên đán cận kề, hoạt động giao thương, đi lại sôi động như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh với những biến thể mới cần thực hiện như thế nào? Đâu là những giải pháp phù hợp để phòng chống dịch bệnh?
Không chủ quan với Covid-19 trong dịp Tết khi một số biến thể phụ mới xuất hiện- Những nỗ lực vượt khó của ngành giáo dục- đào tạo trong năm 2022- Gian lận trên thương mại điện tử khó xử lý- cần sự phối hợp của các lực lượng liên- Mục tiêu thúc đẩy hiện đại hóa quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Nhật
- Những dấu ấn về công tác xây dựng đảng năm 2022.- Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ.
Mùa mua sắm Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay có phần đặc biệt hơn, khi kinh tế đã phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường hàng hóa được dự báo sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, hàng Việt ngày càng được lựa chọn nhiều bởi giá thành hợp lý, phong phú về chủng loại, chất lượng, mẫu mã được nâng lên... Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp đã triển khai giải pháp mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước như tăng tỷ lệ nội địa hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu... Kinh nghiệm qua các năm cho thấy, bên cạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, việc chuẩn bị từ sớm các mặt hàng thiết yếu, với lượng hàng dồi dào đã tạo hiệu ích tích cực, giúp thị trường luôn được bình ổn.
Đang phát
Live