
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD vừa đưa ra dự báo kinh tế thế giới năm nay và hai năm tới. Theo OECD, kinh tế thế giới năm 2024 có thể sẽ “hạ cánh mềm” với mức dự báo được giữ nguyên là 2,7% - mức thấp nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, không tính đến năm đầu tiên xảy ra đại dịch Covid-19. Cũng theo OECD, tăng trưởng kinh tế thế giới hai năm tới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cuộc xung đột Israel và lực lượng Hamas cùng chính sách kiềm chế lạm phát của một số nước. Các yếu tố này sẽ tác động thế nào đến kinh tế toàn cầu? Với các chính sách tiền tệ đang áp dụng, sự phục hồi của kinh tế thế giới liệu có mong manh? Chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn phân tích nội dung này.
Thời gian qua, người dân ở tất cả các bang của Australia đang đối diện tình cảnh không có khả năng trả tiền thuê nhà - do giá nhà tăng vọt từ khu vực nông thôn đến thành thị. Cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn khi người dân nước này phải dành khoảng 1/3 thu nhập để trả tiền thuê nhà. Vì sao Australia - một quốc gia phát triển lại rơi vào tình thế khó khăn hiện nay và đâu là giải pháp? Góc nhìn của PV Việt Nga - Thường trú Đài TNVN tại Australia.
Một diễn biến mới vừa được ghi nhận liên quan đến việc chính phủ Đức, ngày 24/11, quyết định dỡ bỏ các quy định hạn chế về nợ công của mình, còn được biết đến dưới cái tên “phanh nợ” nhằm tìm ra biện pháp thoát khỏi sự phong tỏa tài chính công do phán quyết của Tòa án Hiến pháp Đức tuyên bố hồi tuần trước.
Khủng hoảng nhân đạo ở dải Gaza ngày càng trở nên nghiêm trọng khi các bệnh viện đang trở thành tâm điểm trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Trong khi đó, các hoạt động ngoại giao của quốc tế nhằm gia tăng sức ép buộc các bên dừng chiến sự, thả con tin vẫn chưa có kết quả rõ nét.
Người dân Gaza đang không khỏi lo ngại nước uống và các nhu yếu phẩm khác có thể cạn kiệt trong vài ngày tới, trong bối cảnh giao tranh giữa Israel và Hamas vẫn không ngừng leo thang.
Giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong 12 năm, trên 600 USD/tấn kể từ khi Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu, trong khi nhiều nước nhập khẩu đang cố gắng đặt giá trần trong nước. Nhiều chuyên gia lo ngại điều này sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực tại châu Á, lặp lại bài học tăng giá gạo năm 2007-2008, khiến hàng triệu người trên thế giới lâm vào cảnh thiếu đói.
Nhà nước biên soạn sách giáo khoa: Làm sao để đảm bảo mục tiêu xã hội hóa?.- Bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng khỏi nạn hàng giả, hàng nhái qua giải pháp truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.- “Kỷ nguyên vàng” trong quan hệ Trung Quốc và Nam Phi, nhìn từ chuyến thăm chính thức Nam Phi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.- Thế giới đối mặt với “khủng hoảng nước chưa từng có”.
Hôm nay, Australia vừa công bố kế hoạch giải quyết khủng hoảng nhà ở khiến giá mua nhà và thuê nhà tăng cao chóng mặt trong thời gian qua.
- ASEAN tăng cường hợp tác đảm bảo sức khỏe cho người di cư - Indonesia: “ Khó thở” do không khí ô nhiễm tại Jakarta - Hàng triệu người dân Philippines lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng
Cuộc khủng hoảng về đăng kiểm kéo dài từ đầu năm đến nay tại TP.HCM vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, thậm chí là càng trở nên trầm trọng khi lượng xe tới hạn đăng kiểm trong tháng 4 tăng cao với 85.000 xe trong khi năng suất tối đa hiện nay chỉ đáp ứng khoảng hơn 50%.
Đang phát
Live