
Đến nay, 100% các cơ sở y tế khám chữa bệnh BHYT trên cả nước đã ứng dụng công nghệ thông tin, cho phép người dân sử dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) để khám, chữa bệnh (KCB). Việc này không chỉ giúp các cơ sở y tế tiết kiệm thời gian từ khâu ghi chép thông tin, hoàn thiện hồ sơ bệnh án mà còn giúp người bệnh thực hiện các thủ tục nhanh và thuận tiện. Nhờ đó, đem lại tiện ích “kép” không chỉ với người dùng mà còn tạo thuận lợi cho ngành BHXH trong việc quản lý, sử dụng và ngăn chặn trục lợi quỹ BHYT. Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh tại tỉnh Đắc Lắc.
Luật Khám chữa bệnh (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024 có những quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của người bệnh; người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại; cơ chế tự chủ. Luật cũng có quy định cụ thể các yếu tố hình thành giá dịch vụ khám chữa bệnh bảo đảm được tính đúng, tính đủ theo lộ trình do Chính phủ quy định…
Đến nay, 100% cơ sở khám, chữa bệnh BHYT triển khai khám, chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân gắn chíp, đã có trên 60,2 triệu lượt tra cứu thành công thông tin thẻ BHYT bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. Như vậy người dân không còn phải mang thẻ BHYT giấy khi đi khám, chữa bệnh.
Những giải pháp mà ngành y tế đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho người bệnh trong chuyển tuyến khám chữa bệnh- Nhìn lại 10 năm sự nghiệp nhạc Pop của nữ ca sĩ Taylor Swift- Hồi sinh nghề sản xuất hàng may mặc từ da cá ở Nga
Sau 10 năm triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí, đến nay, hoạt động chất lượng bệnh viện đã được tiêu chuẩn hóa và quy định trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2024. Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư hướng dẫn xét tặng Giải thưởng quốc gia chất lượng bệnh viện và thời gian tới sẽ lần đầu tiên trao tặng giải thưởng này.
Nhằm đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và hướng tới sự công bằng trong khám chữa bệnh, chính sách thông tuyến đã ra đời và được quy định lộ trình trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật BHYT (năm 2014). Thực hiện quy định này, việc thông tuyến khám chữa bệnh BHYT đã được triển khai tại tuyến huyện năm 2016 và từ năm 2021 thông tuyến trong lĩnh vực điều trị nội trú tại tuyến tỉnh. Từ khi thông tuyến, quyền lợi của người bệnh được nâng lên một bước và đa số bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh có sự thay đổi tích cực khi phải cạnh tranh để nâng cao chất lượng, thu hút bệnh nhân. Vậy sau gần 8 năm thực hiện thông tuyến huyện và gần 3 năm thông tuyến tỉnh đã đạt được kết quả ra sao? Người dân cần làm gì để được hưởng tối đa quyền lợi? Chương trình Chuyên gia của bạn với vị khách mời là TS-BS Trần Thị Oanh, Phó GĐ BV đa khoa Đức Giang, Hà Nội cùng bàn luận về vấn đề này.
Trước đây, nhiều bệnh nhân mắc bệnh nặng như: đột quỵ, đau ruột thừa... bị lỡ thời gian vàng cấp cứu, để lại di chứng nặng nề, thậm chí bị tử vong do quãng đường chuyển tuyến quá xa. Nhưng những năm gần đây, nhờ có hệ thống khám chữa bệnh từ xa (Telehelth), nhiều trường hợp đã được cứu sống kịp thời ngay tại những tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Vậy hệ thống Telehelth, kết nối giữa bệnh viện tuyến trên với bệnh viện tuyến dưới để “khám, chữa bệnh từ xa” đang được thực hiện như thế nào? Người dân được lợi gì từ đề án này của Bộ Y tế? Bác sĩ chuyên khoa 2 Đào Minh Nguyệt, Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên sẽ cùng bàn luận vấn đề này trong chương trình Chuyên gia của bạn.
Để khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, BHXH Việt Nam đã kịp thời tham mưu, phối hợp với Bộ Y tế báo cáo trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 144 về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; góp ý kiến vào Nghị quyết số 80 của Quốc hội về việc “tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024”… nhằm bảo đảm cung ứng thuốc, kinh phí khám chữa bệnh BHYT phục vụ người bệnh.
Những năm qua, các y, bác sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã có nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo sức khoẻ, tổ chức khám chữa bệnh cho hàng nghìn lượt bệnh nhân khu vực vùng cao biên giới. Quân y Bộ đội Biên phòng Quảng Nam còn khám chữa bệnh cho người dân tỉnh Sê Kông, nước bạn Lào.
Theo BHXH Việt Nam, trung bình mỗi năm, quỹ BHYT chi trả tiền khám chữa bệnh BHYT lên tới hơn 100 nghìn tỷ đồng. Hàng nghìn bệnh nhân mỗi năm được chi trả từ hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng tiền khám chữa bệnh BHYT. Khi có tấm thẻ BHYT, người bệnh không phải lo chi phí khám chữa bệnh, giảm áp lực kinh tế cho gia đình và bản thân người bệnh.
Đang phát
Live