- Đôi bạn xứ Thanh 10 năm cõng nhau đến trường cùng bước vào đại học.- Tại sao nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới lại quyết định tham gia vào việc phát hành tiền kỹ thuật số?- Dàn hợp ca Hi vọng với "Mạng lưới sáng kiến phát triển vì cộng đồng".
Trong những năm gần đây, công tác phát triển, đào tạo nhân lực của nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác Giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, phương thức giảng dạy, cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch… Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để đầu tư thay đổi phương thức đào tạo nghề theo hướng chuẩn quốc tế. Khách mời là: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và ông Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm đào tạo Công ty TNHH sản xuất và Kinh doanh Vinfast.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền- Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm, phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Tại Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10, ngành y tế vinh dự có 2 cá nhân nhận danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, trong đó có GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trong gần 30 năm qua, từ ngày đất nước còn khó khăn, GS.TS Trần Bình Giang đã đưa kỹ thuật nội soi về triển khai phẫu thuật cho người bệnh. Cho đến nay, phẫu thuật nội soi Việt Nam sánh ngang tầm thế giới, giúp hàng triệu lượt bệnh nhân được điều trị hiệu quả mỗi năm. Để tìm hiểu câu chuyện nghề nghiệp phía sau những dấu ấn thành công của vị thầy thuốc này, BTV Thúy Ngà trò chuyện cùng GS.TS Trần Bình Giang – Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
- Gs.Ts bác sĩ Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức: Người đưa kỹ thuật nội soi Việt Nam sánh ngang tầm thế giới!- Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?
Sáng nay, tại Hà Nội, diễn ra lễ Khai mạc Hội nghị Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN- CAFEO 38 do Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đăng cai tổ chức trong năm Việt Nam đảm nhận vai trò Chủ tịch Liên đoàn các Tổ chức Kỹ sư ASEAN- AFEO. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự và phát biểu khai mạc hội nghị. Tin của phóng viên Tạ Lan.
- Diễn đàn nông nghiệp mùa thu 2020 – Định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid 19. - Trồng lúa thích ứng với biến đổi khí hậu. - Lâm Đồng nâng cao giá trị nông sản qua liên kết sản xuất. - Kỹ thuật chăm sóc cây chè theo tiêu chuẩn VietGap.
Trước diễn biến phức tạp bão số 9, Đài Tiếng nói Việt Nam đã yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân biết, chủ động phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do bão, lũ. Đồng thời, Đài TNVN chỉ đạo Trung tâm Kỹ thuật Phát thanh truyền hình khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó tại các Đài phát sóng phát thanh, truyền hình trực thuộc, đảm bảo thông suốt làn sóng trong bất cứ tình huống nào, kịp thời thông tin diễn biến bão số 9 đến người dân trên cả nước. Phóng viên Kim Thanh phỏng vấn ông Lê Đình Lam, Quyền Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật phát thanh truyền hình (Đài TNVN) về nội dung này:
- Các địa phương tổ chức khai giảng đảm bảo an toàn phòng chống dịch.- Sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng sẵn sàng đầu tuyến chống dịch Covid-19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)