Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị lấy ý kiến góp ý của các Ủy viên Ủy Ban thường vụ Quốc hội vào nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô.- Kiểm tra công trường thi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở rộng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho công trình Thủy điện Hoà Bình, đặc biệt là đập thủy điện Hòa Bình.- Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 năm nay với số lỗ kỷ lục từ trước tới nay.- Thủ tướng Anh hối thúc Thủ tướng Italia chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 tiến xa hơn trong các cam kết tài chính khí hậu.- Liên đoàn A-rập lo ngại quan hệ các quốc gia vùng Vịnh và Liban xấu đi nhanh chóng sau chỉ trích của một vị Bộ trưởng nước này về chiến dịch can thiệp quân sự do Ả Rập Xê Út dẫn đầu ở Yemen.
Ngoại trưởng Mỹ, Israel và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) vừa có cuộc gặp trực tiếp 3 bên lần đầu tiên trong nỗ lực thúc đẩy các mối quan hệ song phương và đa phương đồng thời mở rộng các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và các quốc gia A-rập được biết đến với tên gọi Thỏa thuận Abraham. Cách đây một năm, khi Israel bắt đầu tiến trình bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này đều mong mỏi Hiệp định Abraham sẽ mở ra một giai đoạn mới cho khu vực. Tuy nhiên, thực tế vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Đặc biệt Mỹ kỳ vọng thỏa thuận Abraham sẽ góp phần giải quyết cuộc xung đột giữa Israel và Palestine. Cách tiếp cận của Mỹ được thể hiện như thế nào?
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, sáng nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại diện của Hội doanh nhân trẻ Việt Nam.- Thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương từ Thanh Hóa đến Quảng Bình khẩn cấp ứng phó với bão số 8.- Taliban – lực lượng đang kiểm soát Afghanistan đẩy mạnh đối thoại với thế giới, trong đó đáng chú ý là các cuộc gặp đang diễn ra tại Doha, Qatar, với Mỹ và Liên minh châu Âu.- Lãnh đạo Nga, Đức và Pháp điện đàm về thực thi giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở miền Đông Ukraina.
UBND tỉnh Quảng Nam có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép đón khách du lịch quốc tế.- Bão khẩn cấp số 7 diễn biến phức tạp, gây mưa lớn diện rộng ở khu vực Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.- Tân Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có bài phát biểu chính sách đầu tiên trước phiên họp toàn thể Hạ viện.- Giải Nobel Hòa bình 2021 được trao cho 2 nhà báo Maria Ressa của Philipin và Dmitry Muratov của Nga.
Cách đây tròn một năm, Hiệp định Abraham giữa Israel với Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain đã được ký kết tại Nhà Trắng. Ngay sau đó, Bahrain, Sudan và Maroc lần lượt đặt bút ký vào các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ với Israel. Thỏa thuận này được cho là đã mở ra một giai đoạn mới cho khu vực, khi lần đầu tiên Israel bình thường hóa quan hệ với một loạt quốc gia Arab Hồi giáo. Theo giới phân tích, các bên tham gia trực tiếp và gián tiếp vào tiến trình này, đặc biệt là Israel đều mong Thỏa thuận Hòa bình Abraham sẽ mở ra một chương mới hợp tác phát triển cho khu vực Trung Đông. Một năm nhìn lại sự kiện này, phóng viên Hồ Điệp phỏng vấn Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Israel ông Lion Hyat theo hình thức trực tuyến, giúp quý vị có thêm một góc nhìn từ Israel với Thỏa thuận Hòa bình Abraham.
Mọi diễn biến tại Afghanistan vẫn đang được quốc tế hết sức quan tâm, trong đó đáng chú ý là việc sơ tán công dân, người tị nạn Afghanistan của các nước phương Tây hay những bước đi cụ thể của Taliban sau khi kiểm soát phần lớn đất nước. Hiện “tiếng súng vẫn chưa ngừng” khi Taliban gặp phải sự phản kháng đầu tiên tại khu vực thung lũng Panjshir. Liệu các bên Afghanistan sẽ chọn đối thoại hay đối đầu.
Tổng thống Ashraf Ghani đã rời khỏi Afghanistan, Taliban giành quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước sau khi tiến vào thủ đô Kabul và tuyên bố kết thúc cuộc chiến 20 năm với sự can dự của Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, sự kiện mang bước ngoặt lịch sử này đang được thế giới cũng như người “trong cuộc” tại Afghanistan đón nhận một cách “khá trái chiều”; Taliban cũng đã gửi đi thông điệp về một “Afghanistan mới” muốn chung sống hòa bình và không bị cô lập
Biển – di sản chung của thế giới đang đối mặt với nhiều vấn đề thách thức, trong đó có các tranh chấp lãnh thổ. Các tranh chấp trên biển cần phải được giải quyết một cách hòa bình và trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là phát biểu của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 9/8, khi chủ trì phiên thảo luận mở Cấp cao trực tuyến của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Thúc đẩy An ninh Biển: Một lĩnh vực hợp tác quốc tế”.
Tại buổi làm việc với một số Bộ, ngành và lãnh đạo chủ chốt tỉnh Hòa Bình về công tác đảm bảo an toàn và vận hành xả lũ công trình thủy điện Hòa Bình, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành – Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhấn mạnh, cần đảm bảo tuyệt đối an toàn cho hồ, đập và thực hiện nghiêm túc các Nghị định, quy định của Chính phủ về việc đảm bảo an toàn hồ, đập. Đây là vấn đề sống còn, nếu để xảy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm, gây thiệt hại vô cùng lớn cho các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, trực tiếp là Thủ đô Hà Nội.
Hôm qua, đại diện Chính phủ Afghanistan và lực lượng Taliban đã quay trở lại bàn đàm phán hòa bình tại thủ đô Doha, Qatar. Lần hòa đàm này được dư luận Afghanistan và cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm khi nó diễn ra trong bối cảnh chiến sự Afghanistan “leo thang chưa từng thấy” khi Mỹ và phương Tây còn chưa hoàn tất việc rút quân cuối cùng.
Đang phát
Live