
Theo Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm, hiện cả nước có hơn 196 nghìn người nghiện ma túy (trong đó gần 50% đang ở ngoài xã hội), đáng lo ngại là số người nghiện ma túy thế hệ mới đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, tiềm ẩn nguy cơ rất cao phạm tội về ma túy cũng như hiểm họa sức khỏe đối với người sử dụng và cộng đồng. Sử dụng ma túy mới hay các loại ma túy đá dù ít cũng dễ gây nghiện, khi nghiện thì khó cai và gây ra những tác hại nghiêm trọng về sức khoẻ như: Rối loạn tâm thần, gây ra hoang tưởng hay ảo giác, có các hội chứng như co giật, động kinh, nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, đột quỵ… Với nhiều hiểm họa về sức khỏe như vậy, việc điều trị cho người nghiện ma túy mới sẽ trải qua những giai đoạn như thế nào? Sau khi điều trị, người bệnh cần làm gì để tránh xa hiểm họa ma túy?
Chiều nay (22/6), Đoàn giám sát của Hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai. Báo cáo tại buổi giám sát, ông Phạm Minh Thành – Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai cho biết: Tính đến tháng 5/2023, Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra 224 đơn vị. Qua đó phát hiện 186 trường hợp chưa đóng, đóng thiếu thời gian, mức đóng với số tiền truy thu trên 860 triệu đồng. Phát hiện 950 trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội sai quy định với số tiền phải thu hồi trên 552 triệu đồng.
Thời gian qua, liên tục xảy ra các vụ việc người lao động bị lừa đảo khi làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội. Các đối tượng lừa đảo đã, thành lập các trang web, fanpage mạo danh, giả mạo nhân viên bảo hiểm xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để làm các thủ tục hành chính. Trong bối cảnh nhiều lao động phải nghỉ việc do cắt giảm nhân công việc làm các thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội gia tăng đột biến. Chính thực tế này đã tạo cơ hội cho các đối tượng tội phạm lợi dụng. Vậy người dân cần làm gì để tránh khỏi các hành vi lừa đảo khi làm bảo hiểm xã hội? Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh cùng bàn luận câu chuyện này.
Tình trạng doanh nghiệp nợ đọng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động đã kéo dài nhiều năm qua, rộng hơn là ảnh hưởng tới công tác an sinh xã hội. Ngoài nguyên nhân khách quan là do nền kinh tế gặp khó khăn, doanh nghiệp đình đốn sản xuất, thì có những nguyên nhân chủ quan nào khiến tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài? Đâu là giải pháp đẩy lùi, tiến tới ngăn chặn tình trạng này, đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động?
- Phỏng vấn TS Bùi Sỹ Lợi – nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban xã hội của Quốc hội về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi - Tín dụng chính sách chắp cánh ước mơ tới trường tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn
Những ngày qua, nghị trường Quốc hội lại nóng lên với câu chuyện “Rút bảo hiểm xã hội 1 lần”. Theo thống kê của Bộ Lao động thương binh và xã hội, trước năm 2019, số lao động rút bảo hiểm xã hội bình quân mỗi năm 500.000 người, nay đã lên tới 900.000 người. Người rời đi tương đương với số tham gia trở lại khiến nguy cơ hiện hữu là tương lai ngân sách nhà nước sẽ phải chi trợ cấp xã hội nhiều hơn cho những người già không có chế độ hưu trí. Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi gần đây được đưa ra lấy ý kiến nhân dân và các bộ ngành, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khẳng định không hạn chế rút bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng đề xuất những phương án khác nhau nhằm khuyến khích người lao động lựa chọn tham gia hoặc bảo lưu thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Những giải pháp này liệu có ngăn được “làn sóng” rút BHXH một lần luôn “nóng” trong những năm qua?
Thông tin về tình tình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) 5 tháng đầu qua, trong buổi họp thông tin định kỳ quý 2/2023 diễn ra vào chiều nay tại Hà Nội, đại diện ngành BHXH Việt Nam cho biết, tình trạng trục lợi BHXH, BHYT và rút BHXH một lần vẫn là vấn đề nóng cần nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng này.
Khi vay ngân hàng, khách hàng thường được tư vấn về bảo hiểm khoản vay. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thắc mắc loại bảo hiểm nào là bắt buộc, loại nào không bắt buộc khi vay ngân hàng.
Dù chưa đầy đủ, nhưng theo thống kê gần đây, 7,3% dân số Việt Nam mắc đái tháo đường và 17,8% người dân đang ở mức tiền đái tháo đường. Đây là loại bệnh gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Thế nhưng, không ít người vẫn chủ quan dẫn tới hậu quả nặng nề. Hiện nay, bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ hóa với diễn biến khó lường, nên nắm được dấu hiệu sớm của bệnh vô cùng quan trọng. Trong chuyên mục “Tư vấn sức khỏe” hôm nay, chúng tôi chia sẻ một số thông tin liên quan để biết được triệu chứng, biến chứng của bệnh và phương pháp chẩn đoán kịp thời. Liệu có thể dùng thuốc đông y bào chế từ thảo dược chữa bệnh tiểu đường hay không? Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc thuốc và sức khỏe tuần này là: “Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ Chuyên khoa I Nguyễn Hồng Hải - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình”.
Tiếp tục kỳ họp thứ 5, sáng nay Quốc hội thảo luận tại Hội trường dự kiến chương trình giám sát Quốc hội năm 2024 và đánh giá hoạt động giám sát thời gian qua- Trung ương Đoàn tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023- Bộ Y tế khẩn trương hình thành các trung tâm dự trữ thuốc hiếm- Đuối nước – 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Cần thực hiện đồng thời 3 giải pháp phòng ngừa để kéo giảm tỉ lệ trẻ em đuối nước- Tại Phiên thảo luận mở cấp cao của Hội đồng Bảo an với chủ đề “Bảo đảm an ninh và phẩm giá của thường dân trong xung đột: giải quyết tình trạng thiếu lương thực và bảo vệ các dịch vụ thiết yếu”, Việt Nam kêu gọi tăng cường bảo vệ thường dân và hạ tầng, dịch vụ dân sự thiết yếu trong xung đột vũ trang- Nga cảnh báo việc cắt đứt quan hệ ngoại giao với Vương quốc Anh do can thiệp sâu vào Ukraine
Đang phát
Live