
Chương trình Tăng tốc khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng - lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam dành riêng cho lĩnh vực này - chính thức mở đơn đăng ký cho các doanh nghiệp khởi nghiệp và nhóm học sinh, sinh viên tới ngày 25/9/2024. Chương trình hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư vào các giải pháp đổi mới sáng tạo về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các lĩnh vực công nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng, phù hợp với thực tế Việt Nam. Tổng giá trị giải thưởng của Chương trình lên đến 45.000 USD (khoảng 1 tỷ 120 triệu đồng).
Hiệu quả từ việc cộng đồng tham gia bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Tà Đùng. Trầm cảm ở học sinh ngày càng có diễn biến phức tạp: Cần lắm sự sẻ chia.- Phong trào thể thao “làng” đang đem lại sức sống mới cho vùng nông thôn Trung Quốc.
Vườn Quốc gia Tà Đùng (tỉnh Đắk Nông) không chỉ nổi tiếng với hồ Tà Đùng - được ví như vịnh Hạ Long của Tây Nguyên, mà còn là nơi bảo tồn đa dạng sinh học quan trọng của vùng Nam Trường Sơn. Khu rừng đặc dụng này có nhiều loài động thực vật quý hiếm, là một trong bốn vùng chim đặc hữu của Việt Nam với 222 loài chim đặc hữu toàn thế giới. Việc thu hút bà con ở các bon làng địa phương tham gia công tác bảo vệ rừng tại đây được đặc biệt chú trọng và mang lại những hiệu quả tích cực.
Thuận tiện, dễ dàng thực hiện là cách để các dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp. Lợi ích đã được cảm nhận rõ nhưng để hoạt động này được đẩy nhanh và đạt hiệu quả thực chất, đúng nghĩa hơn, còn có những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay:
Thuận tiện, dễ dàng thực hiện là cách để các dịch vụ công trực tuyến đến gần hơn với người dân và doanh nghiệp. Lợi ích đã được cảm nhận rõ nhưng để hoạt động này được đẩy nhanh và đạt hiệu quả thực chất, đúng nghĩa, còn có những khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ. Đây là nội dung chúng tôi đề cập trong chương trình Chính phủ với người dân hôm nay:
Năm 2023 số người được ghép tạng tại Việt Nam là 1.000 người, đưa nước ta trở thành nước có nhiều người được ghép tạng nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, số người được ghép này chủ yếu lấy từ nguồn tạng của người hiến còn sống, mà nguồn tạng là người chết não chỉ có 12 người. Tỷ lệ hiến tạng từ người chết não tại Việt Nam, do vậy, chỉ là 0,15 người trên 1 triệu dân, trong trên thế giới, tỷ lệ này là 50 người/1 triệu dân. Theo các chuyên gia y tế, có hơn 18 cơ quan trong cơ thể có thể được sử dụng để cấy ghép, cứu người như tim, gan, thân, phổi, mô... Và, một người chết não có thể cứu sống hàng chục người khác. Tuy nhiên hiện nay, số người hiến tạng khi chết não tại Việt Nam rất thấp, vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến công tác hiến ghép mô tạng.
Rất nhiều câu hỏi đã được đưa ra tại Toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ TKNL&PTBV, Bộ Công Thương và USAID tổ chức mới đây, rằng: tại sao phải dùng một cái tên quá dài để gọi cho một đạo Luật, hay một chương trình - cụ thể như “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”, “Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” mà không rút gọn lại thành “tiết kiệm năng lượng”,“tiết kiệm điện” hay “sử dụng năng lượng hiệu quả”, “sử dụng điện hiệu quả”? Lý giải của các chuyên gia và nhà quản lý sau đây phần nào cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chuyển từ “ý thức” thành “thói quen” tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng và “coi trọng” sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng nói chung.
Người dân được lợi như thế nào khi tắt sóng 2G? - Người dân cần chuẩn bị gì khi tắt sóng 2G? - Hiệu quả hoạt động vay vốn tín dụng chính sách ở Thanh Hoá.
Chiều nay, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị sơ kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024.
Theo các bản Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Quy hoạch Điện VIII), đến năm 2030 Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu một lượng lớn nhiên liệu than đá và khí hoá lỏng (LNG) để phát điện. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sử dụng hiệu quả năng lượng sẽ giúp Việt Nam đạt được cùng lúc rất nhiều lợi ích, đó là: giảm nhập khẩu năng lượng, giảm đầu tư nguồn điện mới, giảm chi phí tiêu dùng năng lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp, qua đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường, hiện thực hoá mục tiêu đưa phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Đang phát
Live