- Năm học mới 2021-2022 sắp bắt đầu với nhiều khó khăn và thách thức khi tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng dạy học, các địa phương đã và đang khẩn trương chuẩn bị các điều kiện như thế nào để có thể vừa phòng chống dịch Covid-19, vừa duy trì việc dạy, học hiệu quả?. - Đà Nẵng: Thầy, cô giáo tình nguyện lên tuyến đầu chống dịch,
Cùng với các lực lượng chức năng đi đầu trong công tác phòng chống dịch, thời gian qua, Tổ Covid cộng đồng tại các ấp, khóm trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã phát huy được vai trò của mình, góp phần cùng địa phương phòng chống dịch Covid -19 hiệu quả.
Một số quốc gia có tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 nhanh trong khu vực và thế giới như Israel, Singapore và Tây Ban Nha hôm qua (23/7) công bố số liệu cho thấy, tiêm phòng vaccine ngừa Covid-19 giúp giảm thiểu tình trạng nguy kịch ở bệnh nhân Covid-19. Trong bối cảnh biến thể Delta đang diễn biến phức tạp và ở đây đó trên thế giới vẫn có những ý kiến hoài nghi về hiệu quả của vaccine, đây được xem là minh chứng có sức thuyết phục nhất cho thấy, tiêm vaccine là một trong những giải pháp để thế giới chống lại sự tàn phá của đại dịch Covid-19.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 18 năm 2021 về Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ thay thế Thông tư 08 năm 2017. Thông tư 18 có hiệu lực từ ngày 15/8 – đúng dịp tuyển sinh nghiên cứu sinh khóa mới của nhiều cơ sở đào tạo. Với những điểm mới, Thông tư 18 được kỳ vọng sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở trong nước, phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch nhằm tạo lập niềm tin của xã hội về chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Việt Nam. Tuy nhiên, những ngày qua, không ít ý kiến cho rằng quy chế mới có cải tiến, nhưng có những dễ dãi vì hạ thấp chuẩn làm giảm chất lượng đào tạo tiến sĩ, thậm chí quy chế mới vấp phải sự tranh cãi quyết liệt giữa các nhà khoa học.
- Triển khai hộ chiếu văc xin Covid-19: Cơ hội mở cửa đón khách quốc tế - Cần làm gì để đảm bảo an toàn khi triển khai hộ chiếu văc xin - Những cây cầu an lạc nơi vùng xa biên giới
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, nhất là kể từ cuối tháng 4, đợt dịch lần thứ 4 đã lan rộng tới 55 tỉnh, thành phố và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất của một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại một số khu công nghiệp, trung tâm kinh tế lớn, song, tính chung 6 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) hàng hóa đạt 316,73 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều dự báo mục tiêu cán đích 600 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm 2021 là hoàn toàn có thể đạt được. Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã chỉ rõ, trong hoạt động xuất nhập khẩu, phải đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm của các mặt hàng có thế mạnh, nhất là nông sản, rau, củ, quả, trái cây… để tiếp tục mở rộng thị trường, tận dụng hiệu quả các FTA đã ký kết. Bảo đảm mục tiêu cán cân thương mại hài hòa, bền vững; có biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp. Chuyên gia thương mại - PGS. TS Phạm Tất Thắng bàn luận về vấn đề này.
Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, việc khám, chữa bệnh được thực hiện theo quy trình chặt chẽ. Các bệnh viện ưu tiên cho bệnh nặng và cấp cứu, nhiều người ngại đến bệnh viện thăm khám. Vì vậy, khám chữa bệnh từ xa là điều kiện tốt để người bệnh được tiếp cận những bác sĩ giỏi chuyên môn, không chỉ ở khu vực miền Trung mà có thể tiếp cận với các bác sĩ, chuyên gia y tế hàng đầu ở tuyến Trung ương.
Ngày 26/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 779 thành lập Quỹ vắc xin phòng COVID-19; tiếp đó ngày 5/6, Chính phủ đã ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống COVID-19 và phát động toàn dân, cả ở trong nước và nước ngoài chung sức đồng lòng cùng Chính phủ phòng chống dịch bệnh. Hành động này không những thể hiện truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn mới về một nhà nước phụng sự, lấy hiệu quả, phúc lợi của nhân dân làm đầu. Chủ trương xã hội hóa nguồn kinh phí mua vaccine giảm áp lực cho ngân sách là chủ trương đúng đắn của Chính phủ và mang nhiều ý nghĩa, nhận được sự hưởng ứng của người dân và doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể.
Vì sao không tăng các thiết bị điện trong gia đình, vẫn đặt lịch hẹn thiết bị điện sử dụng theo giờ như nhau mà hóa đơn tiền điện hàng tháng lại khác nhau? Nắng nóng, nhu cầu sử dụng điện tăng cao cũng sẽ khiến các hộ tiêu thụ điện sẽ phải trả tiền điện nhiều hơn, do biểu giá bán lẻ điện tính theo bậc thang, càng sử dụng nhiều điện sẽ phải trả tiền điện ở các bậc cao hơn. Tư vấn cách thức sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả & chủ động kiểm soát lượng điện tiêu dùng trong gia đình là chủ đề của chương trình Chuyên gia của bạn - với sự tham gia của ông Trần Viết Nguyên, Phó Trưởng ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Hiện nay cả nước có khoảng hơn 35.000 hécta tập trung chuyên canh hoa cây cảnh, phân bổ đều ở cả hai miền Nam, Bắc. Nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt từ vài trăm triệu đồng đến vài tỉ đồng một hecta một năm. Mới đây, Viện Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công nhiều giống hoa sen có ưu điểm vượt trội và đang được trồng tại một số tỉnh thành. Việc cho ra đời nhiều giống sen mới này có giá trị như thế nào trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là vùng chuyển đổi sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang sản xuất nông nghiệp đa dạng hàng hóa? Khách mời: PGS-TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Đang phát
Live