
- Hà Nam: Giải "nút thắt" mặt bằng - Tạo động lực cho các dự án giao thông - Chile sử dụng vệ tinh theo dõi chim hồng hạc di trú
Tiếp tục Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 hôm nay các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Lưu trữ (sửa đổi), dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ và Dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)- Từ đầu tháng 7 tới, quy định về tiền điện tử chính thức có hiệu lực- Trong tháng 5 này, Bộ Tài chính sẽ triển khai kiểm kê thử nghiệm tài sản công tại một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý- Ba Lan và Hy Lạp kêu gọi tạo lá chắn phòng không chung cho Liên minh châu Âu- Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo các công ty thuốc lá lớn đang thay đổi cách thức tiếp cận đối với người dùng, đặc biệt là đối với giới trẻ
Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và trực tuyến với 63 tỉnh, thành về một số dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 quy định về giá đất, về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Luật Đất đai 2024.
Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa 15 đã chính thức thông qua Luật Đất đai 2024. Theo đó, luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công văn 202 đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Để sớm đưa Luật Đất đai vào cuộc sống đòi hỏi Chính phủ, các bộ ngành, địa phương phải nỗ lực, chủ động, tích cực hơn nữa để ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn trước mốc thời gian này.
Trong năm 2023, Hội đồng nhân dân các cấp trên toàn quốc đã chủ động, sáng tạo, trách nhiệm, phát huy vai trò, thẩm quyền của mình trong việc quyết định và giám sát những vấn đề quan trọng của địa phương, đổi mới phương thức hoạt động tiếp xúc cử tri để lắng nghe kịp thời hơn tâm tư, nguyện vọng của cử tri trên địa bàn. Những cách làm hay, kinh nghiệm quý của Hội đồng nhân dân các địa phương đã được chia sẻ trong Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay đề cập nội dung này:
- Đón nhà đầu tư lớn-Các địa phương đã sẵn sàng? - Tiềm năng xuất nhập khẩu từ thị trường CPTPP ngày càng lớn - Bình Định tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. CPTPP - là hiệp định thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên được Việt Nam ký kết và đi vào thực thi. Cùng với hiệp định tiêu chuẩn cao thứ 2 là EVFTA (Hiệp định thương mại từ do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU có hiệu lực vào tháng 8/2020), CPTPP hứa hẹn đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Đồng thời với những cam kết sâu rộng từ CPTPP, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn lại 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật (14/01), với sự tham gia của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Sau 4 năm thực thi, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch covid- 19 cũng như các tác động khác của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau 4 năm thực thi Hiệp định CPTPP, cũng đã bộc lộ nhiều thách thức. Đồng thời, với các diễn biến mới từ thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần nắm vững hơn các cam kết từ Hiệp định này, để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cùng bàn luận về câu chuyện này.
Sáng nay, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch và cho phép tiếp tục sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 mà chưa kịp gia hạn theo quy định của Luật Dược. Cũng trong sáng nay, các đại biểu thảo luận ở Hội trường về điều chỉnh kế hoạch vốn vay lại năm 2022 của các địa phương, bổ sung dự toán chi thường xuyên năm 2021 nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và điều chỉnh dự toán kinh phí chưa sử dụng hết năm 2021 của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan. Việc chuyển nguồn kinh phí công tác phòng, chống dịch Covid-19 năm 2021 của các địa phương sang niên độ ngân sách năm 2022.
- Hải Phòng: Chú trọng phổ biến những điểm mới Luật BVMT 2020 - “Nghĩa địa tàu” bỏ hoang tại Brazil – nguy cơ gây thảm họa môi trường
Đang phát
Live