
Triển khai từ năm 2023, Chương trình “Ươm mầm hạnh phúc” tại Đơn vị IVFMD Buôn Ma Thuột, thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột đã giúp nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn tại Tây Nguyên hiện thực hóa ước mơ về một gia đình hạnh phúc trọn vẹn. Góp phần tạo thêm động lực và niềm tin trong hành trình tìm con của các cặp vợ chống hiếm muộn.
Mặc dù Bảo hiểm xã hội TP.HCM là đơn vị đầu tiên kết nối thành công với Cơ sở dữ quốc gia về dân cư ngay khi được đưa vào vận hành chính thức. Tuy nhiên, khi khám chữa bệnh nhiều người vẫn phải trình thẻ bảo hiểm y tế.
Sáng nay (7/10), tại xã Trạm Hành, thành phố Đà Lạt, Trưởng Ban nội chính trung ương Phan Đình Trạc cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đã tiếp xúc cử tri với công nhân lao động và cán bộ, đoàn viên công đoàn.
Đến hết tháng 6 năm nay, cả nước đã có hơn 18,3 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, đạt tỷ lệ bao phủ 39.5%, tăng 1,164 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, để đạt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 45% và đến năm 2030 là 60% theo Nghị quyết số 28 ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội là vấn đề không dễ dàng. Luật bảo hiểm xã hội năm 2024 có nhiều điểm mới nhằm mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, tăng độ bao phủ, nhằm tiến tới đạt được mục tiêu đề ra.
Tại TP.Thủ Đức, TP.HCM, có 17.365 doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội trên 3 tháng trở lên với tổng hơn 3.000 tỉ đồng, ảnh hưởng quyền lợi của trên 93.000 lao động. Đáng nói, doanh nghiệp có rất nhiều lý do để hợp thức hóa hồ sơ, né tránh trách nhiệm đóng BHXH cho người lao động.
Việc thực hiện bao phủ 100% học sinh, sinh viên (HSSV) tham gia BHYT là một nhiệm vụ quan trọng, tạo nền tảng vững chắc hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân. Với ý nghĩa đó, những năm qua, chính sách BHYT HSSV đã được triển khai hiệu quả, thể hiện không chỉ ở diện bao phủ tăng mà quyền lợi hưởng BHYT của các em cũng ngày càng được đảm bảo.
- Những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. - Kỳ vọng Luật bảo hiểm xã hội 2024 tháo gỡ vướng mắc bất cập từ thực tiễn - Sớm triển khai các văn bản hướng dẫn thực thi Luật Bảo hiểm xã hội 2024
Bảo hiểm xã hội(BHXH) Việt Nam là một trong bốn bộ, ngành đã chuyển đổi số với 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình. BHXH Việt Nam đã cung cấp 25/25 (100%) thủ tục hành chính dưới dạng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, các dịch vụ công được cung cấp trên nhiều nền tảng: Cổng dịch vụ công BHXH Việt Nam, Cổng dịch vụ công quốc gia, ứng dụng VssID, các nhà cung cấp dịch vụ IVAN.
Theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH Việt Nam, mặc dù tỉ lệ số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) so với số tiền phải thu giảm dần qua từng năm, năm 2016 chiếm 3,75% đến năm 2022 là 2,91% và năm 2023 là 2,69%, nhưng về con số tuyệt đối thì số tiền chậm đóng tăng qua từng năm, đến năm 2023, con số này đã lên đến trên 13 nghìn tỉ đồng (bao gồm cả tiền lãi chậm đóng). Mặc dù, thời gian qua, Chính phủ, các cơ quan chức năng đã đưa ra những giải pháp ngăn chặn, song thực tế vẫn còn tồn tại không ít rào cản khiến cho tình trạng trốn đóng, nợ đóng bảo hiểm xã hội vẫn chưa được giải quyết triệt để:
Đang phát
Live