Đại dịch Covid-19 kéo dài, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định học sinh các bậc học tạm dừng đến trường nhưng không dừng học. Chương trình học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 đã được Bộ hướng dẫn dạy và học qua truyền hình và Internet. Thế nhưng, tại các xã miền núi huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng rất nhiều học sinh không có điều kiện học với hình thức học này. Ngành giáo dục địa phương đang chỉ đạo các trường phải nỗ lực, triển khai nhiều kênh khác nhau để giúp các em học sinh được học tập tại nhà. Phản ánh của phóng viên Phương Cúc tại miền Trung.
Dạy và học qua mạng internet nói chung và dạy học trực tuyến nói riêng ở bậc phổ thông đang là lựa chọn hàng đầu trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài và diễn biến phức tạp. Tại một số địa phương, ngành giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các cơ sở giáo dục triển khai các hình thức dạy học tiếp nối chương trình qua internet. Thế nhưng, thực tế quá trình dạy và học online thời gian qua đã nảy sinh nhiều bất cập về hạ tầng công nghệ, điều kiện học tập… khó khăn cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh. Ghi nhận của PV Minh Hường tại Hà Nội.
Khác với học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, tính tự học của học sinh tiểu học chưa cao, nhất là đối với học sinh lớp 1. Chính vì vậy, khi các cơ sở giáo dục ở thành phố Hà Nội triển khai học trực tuyến đối với cấp tiểu học trong thời gian nghỉ học vì dịch COVID-19, khó khăn dự kiến sẽ đè lên cả học sinh và phụ huynh, trong khi hiệu quả dạy và học lại không cao. Bài viết của phóng viên Minh Hường đề cập nội dung này.
- Du học sinh Việt vượt khó để cùng ở lại nước sở tại trong mùa dịch.- Đào tạo trực tuyến vì dịch bệnh - Sinh viên thêm kỹ năng mềm.- Hàn Quốc khai giảng năm học mới với lớp học trực tuyến.
- Bàn giao thiết bị vật tư y tế tặng Lào chống dịch covid-19.- Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh vững tâm ở lại trong đại dịch covid-19.
Đến nay, dù tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đã được cải thiện rõ rệt, song trong những ngày nước này ở thời kỳ đỉnh dịch, chính phủ ta đưa du học sinh ở tâm dịch Vũ Hán về nước, vẫn còn không ít các bạn lưu học sinh Việt Nam khác lưu lại các tỉnh, thành của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh. Đến nay, các biện pháp quản lý của trường vẫn chưa được nới lỏng, nhưng nhiều người trong số họ vẫn vững tâm ở lại và nghiêm túc tuân thủ các quy định của sở tại. Phóng sự của Bích Thuận, phóng viên Đài TNVN tại Bắc Kinh:
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nhiều đến các khía cạnh đời sống, nhất là các em học sinh đang phải nghỉ học. Sau khi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có công văn đề nghị các địa phương cân nhắc cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2/2020, tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã thông báo cho học sinh nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong đó, 56 tỉnh, thành phố cho học sinh nghỉ đến hết tháng 2. Các trường đại học, cao đẳng trên cả nước đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ của sinh viên (đa số là đến hết tháng 2) để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo TP.HCM cũng cho biết, sẽ kiến nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh, sinh viên nghỉ học hết tháng 3, đồng thời điều chỉnh kế hoạch năm học 2019-2020. Và mới đây, tại cuộc họp trực tuyến về tình hình dịch bệnh và công tác chủ động phòng chống dịch Covid-19, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, phân kỳ lại thành 4 kỳ học thay vì 2 kỳ như hiện nay. Đây là chủ đề thu hút sự chú ý của xã hội, nhất là trong bối cảnh các em phải nghỉ dài ngày để phòng chống dịch. Việc lùi thời điểm kết thúc năm học gây khó khăn gì cho ngành giáo dục và các địa phương? Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý kiến gì về đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm? Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chuyên gia giáo dục - Tiến sĩ Lê Thống Nhất cùng bàn luận về chủ đề này.
Đang phát
Live