
Thời gian qua cơ quan thuế đã tích cực xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ hệ thống hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước để phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, góp phần tạo môi trường kinh doanh, bình đẳng, thuận lợi, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương, doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ chưa triệt để sử dụng hóa đơn điện tử. Sự phát triển của thương mại điện tử đặt ra những thách thức mới trong công tác quản lý nhà nước, trong đó có công tác quản lý thu thuế. Ngày 9/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 129, yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
- Thực trạng mua, bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp vẫn diễn biến phức tạp. - Mạnh tay ngăn chặn, xử lý tình trạng rao bán hóa đơn. -Tăng trưởng xanh: Xây dựng cảng xanh- xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thuế, từ ngày 01/07/2022, việc triển khai áp dụng hoá đơn điện tử trên toàn quốc là một bước thay đổi quan trọng trong công tác quản lý thuế, đã tiết kiệm được chi phí cho doanh nghiệp và người dân, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế, từ đó doanh nghiệp quản trị hiệu quả hơn, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Vậy, công tác quản lý rủi ro về hóa đơn và hướng dẫn tra cứu hóa đơn đầu vào để phòng ngừa rủi ro” như thế nào cho hiệu quả trong tình hình mới? Bà Ngô Thị Thùy Linh, Phó trưởng Ban Quản lý rủi ro, Tổng cục Thuế giải đáp những vấn đề này.
Kinh tế số của nước ta đang có những bước phát triển mạnh mẽ, đó là nhờ vào chính sách đúng đắn của Chính phủ. Trong đó, hóa đơn điện tử được coi là một trong những giải pháp tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế số. Một mặt, hóa đơn điện tử góp phần thay đổi phương thức điều hành, quản lý, quy trình làm việc của cơ quan thuế cũng như của người dân, doanh nghiệp. Mặt khác, hóa đơn điện tử có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu trọng yếu quốc gia, tạo thuận lợi cho sự phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, và công dân số.
Ngành Tài chính triển khai đồng bộ các giải pháp, nỗ lực thu ngân sách. - Đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử đối với cơ sở kinh doanh vàng. - Tạo thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh.
Tháng 5, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hoá ước đạt 3.346 tỷ đồng, tăng 6,2% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng đầu năm 2024 ước đạt 22.481 tỷ đồng, tăng 27,9% so với cùng kỳ. Để vượt số thu theo kế hoạch đã đề ra là 50 nghìn tỷ đồng trong năm nay, ngành thuế Thanh Hoá cho rằng, cần kiểm soát và triệt để áp dụng hoá đơn điện tử trong các lĩnh vực.
Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thường xuyên cần sử dụng hóa đơn để ghi nhận thông tin về việc mua bán hàng hóa dịch vụ. Hóa đơn cũng chính là tài liệu để làm cơ sở cho việc hạch toán kế toán, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế. Việc sử dụng hóa đơn của người dân và doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước. Do vậy, quản lý hóa đơn đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế nói riêng và quản lý nhà nước nói chung. Theo Luật quản lý thuế, từ ngày 1/7/2022 hóa đơn điện tử được áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc thực hiện xây dựng chính quyền số, kinh tế số và nhận được đánh giá rất tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch và thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và thực hiện thành công Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, ngày 18/11/2023, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện số 1123 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra các công trình trọng điểm tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.- Theo chỉ đạo của Chính phủ đến hết ngày mai các doanh nghiệp bán lẻ phải cơ bản hoàn thành xuất hoá đơn điện tử đối với bán lẻ xăng dầu.- Nhiều địa phương tổ chức thả con giống, tái tạo nguồn lợi thủy sản.- Sau nhiều tuần bế tắc, Ixraen đồng ý nối lại đàm phán và tạo điều kiện cho viện trợ vào Gaza.- Hãng dược phẩm của Nhật Bản Kobayashi họp báo về vụ thực phẩm chức năng gây hại cho người dùng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.- Hội thảo khoa học: "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giá trị lịch sử và tầm vóc thời đại" hướng tới kỉ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.- An Giang xuất khẩu 18 tấn xoài keo đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc.- Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với mùa hạn, mặn khốc liệt.- Chính phủ của Thủ tướng Anh Rishi Su-nắc đứng trước nhiều áp lực khi có tới 2 Bộ trưởng cùng xin từ chức.- Đồng Yên Nhật Bản xuống giá thấp nhất trong vòng hơn 33 năm qua sau khi nước này bãi bỏ chính sách lãi suất âm.
Bộ Công Thương vừa ban hành các văn bản hỏa tốc gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Sở Công Thương; các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; các thương nhân phân phối xăng dầu và các lực lượng chức năng, thực hiện quy định về hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu hóa đơn điện tử cho từng lần bán xăng dầu, theo quy định.
Đang phát
Live