Bạo lực khi tham gia giao thông giờ đây không phải câu chuyện mới trên đường phố. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, từ người điều khiển phương tiện cơ giới tới thô sơ, người già, người trẻ, từ xô xát nhẹ, tới những va chạm mạnh, thậm chí xảy ra án mạng. Thay vì bình tĩnh xử lý khi xảy ra va chạm thì không ít người tham gia giao thông lại thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vụ việc xảy ra tại đường Vành đai 2, TP Hà Nội vừa qua là một tình huống như vậy. Mặc dù 2 đối tượng này đã bị cơ quan công an xử lý, nhưng vụ việc tiếp tục cho thấy hành vi cố tình vi phạm an toàn giao thông, bạo lực, côn đồ đang có chiều hướng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, nhiều đối tượng sau khi vi phạm an toàn giao thông còn tấn công người thi hành công vụ. Mới đây nhất, đêm ngày 3/3, bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng kịch khung, sau khi xin lực lượng làm nhiệm vụ không thành, 2 đối tượng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tấn công tổ công tác Cảnh sát giao thông. Thực tế vừa nêu cho thấy các đối tượng thể hiện rõ sự manh động, có tính chất côn đồ, coi thường tính mạng người khác và coi thường pháp luật, vì vậy đòi hỏi phải có các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe các đối tượng vi phạm, bảo vệ sự thượng tôn của pháp luật. Luật sư Huỳnh Phương Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Huỳnh Nam sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao diễn ra chiều nay tại Hà Nội, trả lời câu hỏi liên quan đến quan điểm của Việt Nam trước việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh đến hoạt động tại Bãi Tư Chính trên thềm lục địa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nêu rõ: Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành vi vi phạm chủ quyền quốc gia trên biển của mình
Thời gian gần đây, tình trạng mua bán vũ khí, linh kiện vũ khí trái phép qua mạng xã hội có chiều hướng phức tạp tại nhiều địa phương. Việc làm này vừa đe dọa tính mạng con người, vừa ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Nhằm kịp thời ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm nêu trên, lực lượng Công an Sơn La đã tăng cường tuần tra, kiểm soát trên không gian mạng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có Chỉ thị số 09 ngày 28 tháng 8 năm 2023, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ về việc tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về xăng dầu, bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân.Đặc biệt, Bộ trưởng chỉ đạo Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong kinh doanh xăng dầu. Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công thương, Tổng cục Quản lý thị trường vừa ký ban hành công văn số 1936 gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố về tiếp tục việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi găm hàng trong kinh doanh xăng dầu.
Trung Quốc tuyên bố sẽ trấn áp mạnh tay hành vi gian lận viễn thông ở nước ngoài và xử lý nghiêm những kẻ đồng phạm trong nước. Trấn áp các hoạt động tội phạm như gian lận viễn thông và đánh bạc trực tuyến là một trong những chủ đề được trao đổi thường xuyên giữa Trung Quốc và Myanmar.
Thời gian qua, liên tục xảy ra các vụ việc người lao động bị lừa đảo khi làm các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội. Các đối tượng lừa đảo đã, thành lập các trang web, fanpage mạo danh, giả mạo nhân viên bảo hiểm xã hội để thực hiện các hành vi lừa đảo yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để làm các thủ tục hành chính. Trong bối cảnh nhiều lao động phải nghỉ việc do cắt giảm nhân công việc làm các thủ tục thanh toán bảo hiểm xã hội gia tăng đột biến. Chính thực tế này đã tạo cơ hội cho các đối tượng tội phạm lợi dụng. Vậy người dân cần làm gì để tránh khỏi các hành vi lừa đảo khi làm bảo hiểm xã hội? Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo ghi nhận từ Cổng Cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2022 vừa qua đã ghi nhận gần 13.000 trường hợp lừa đảo trực tuyến, với 2 loại hình lừa đảo chính: Lừa đảo để đánh cắp thông tin cá nhân (chiếm 24.4%) và lừa đảo tài chính (chiếm 75,6%). Lợi dụng môi trường “ẩn - ảo” trên không gian mạng, nhiều chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tinh vi đã được kẻ xấu dựng nên để “bẫy” những người nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết về công nghệ…Đặc biệt với sự bùng nổ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), những vụ mạo danh lừa đảo trên không gian mạng ngày càng khó bị phát hiện. Cần làm gì để nhận biết những hành vi lừa đảo công nghệ cao đang nở rộ trên không gian mạng như hiện nay? Các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc như thể nào để ngăn chặn tình trạng này? Ông Nguyễn Bình Minh – Ủy viên BCH Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.
Sáng nay, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban TVQH khai mạc phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 4. Trong 2 ngày rưỡi ngày làm việc, Ủy ban TVQH cho ý kiến vào các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5. Trong sáng nay, cho ý kiến vào dự án Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Ủy ban TVQH chỉ rõ có câu chuyện “cò đất” rất đau đầu ở địa phương”, do đó đề nghị quy định để phân biệt giữa hành vi người đi môi giới đấu giá đất với người có nhu cầu đấu giá đất thật sự.
Thời gian qua, việc đấu giá quyền sử dụng đất đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nguồn lực để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng; đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện, việc đấu giá đất ở một số địa phương đã xuất hiện những tiêu cực, lợi ích nhóm. Cùng chuyên gia kinh tế- TS Vũ Đình Ánh bàn “Giải pháp ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi”.
Đang phát
Live