
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển mạnh sang việc phải chinh phục người tiêu dùng bằng cách nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm chi phí đầu vào và tăng dịch vụ hậu mãi để tăng sức cạnh tranh. Sự chuyển biến về nhận thức của các doanh nghiệp cũng được thể hiện rõ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Sáng nay (6/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2023. Đồng chí Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động chủ trì hội nghị.
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Dòng chảy kinh tế với sự tham gia của khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội, bàn nội dung: Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt.
Thời gian qua, nhiều mô hình liên kết phát triển hàng Việt đã được hình thành và cũng đã có sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt Nam. Mỗi năm, có rất nhiều cuộc xúc tiến thương mại trong và ngoài nước đã được triển khai, đó là những kết quả nhất định trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tuy nhiên, hiện các mối liên kết này vẫn còn khá lỏng lẻo, việc liên kết, hợp tác chưa nhiều, hoạt động kết nối cung cầu còn một số tồn tại do cung - cầu chưa gặp nhau, một số tổ chức, đơn vị sản xuất gặp khó khăn trong quá trình đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương trình Chuyên gia của bạn, chủ đề “Vai trò liên kết trong phát triển hàng Việt” với sự tham gia của khách mời: bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao họp báo về Lễ công bố chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023 do người tiêu dùng bình chọn sẽ diễn ra vào ngày 14/3.
Một năm đi qua với nỗ lực của các cấp, các ngành trong phục hồi và phát triển kinh tế hậu COVID 19. Không thể phủ nhận, dịch bệnh, cũng như những biến động bất lợi của kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất- kinh doanh, xuất khẩu của Việt nam, cũng như đời sống của nhân dân. Nhưng nền kinh tế của nước ta vẫn đạt một số kết quả khả quan, tiếp thêm niềm tin và hy vọng về một Việt nam phục hồi và phát triển. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 730 tỷ USD, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đạt 27,72 tỷ USD, thu ngân sách vượt dự toán 26,4%....là những minh chứng thể hiện sức bật nội sinh và những biện pháp sớm khôi phục nền kinh tế, mở cửa trở lại đúng thời điểm của Việt nam. Vượt mọi khó khăn, hàng loạt các quyết sách quan trọng được ban hành, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng, nguồn nhân lực cũng được triển khai thông suốt, đồng bộ, đồng lòng từ Đảng- Quốc hội- Chính phủ đến toàn hệ thống chính trị tạo tiền đề phát triển cho đất nước. Năm 2023, “Phát triển- Hội nhập- Đổi mới sáng tạo” không ngừng là khát vọng và niềm tin đưa Việt nam đạt nhiều thành công trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, vượt qua thách thức bằng bản lĩnh và trí tuệ Việt nam. Trong Chương trình Dòng chảy kinh tế với chủ đề “Xuân Việt- Sáng tạo Việt”, chúng ta sẽ cùng nhìn lại sự nỗ lực của các cấp, các ngành, những cách làm hay của cộng đồng doanh nghiệp để vượt qua thử thách, đọng lại khát vọng về một đất nước Việt nam phát triển phồn vinh trong tương lai.
Mùa mua sắm Tết Nguyên đán Quý Mão năm nay có phần đặc biệt hơn, khi kinh tế đã phục hồi sau thời gian ảnh hưởng của dịch bệnh, thị trường hàng hóa được dự báo sôi động hơn so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của nhiều người tiêu dùng, hàng Việt ngày càng được lựa chọn nhiều bởi giá thành hợp lý, phong phú về chủng loại, chất lượng, mẫu mã được nâng lên... Đáng lưu ý, nhiều doanh nghiệp đã triển khai giải pháp mở rộng sản xuất, tiêu dùng trong nước như tăng tỷ lệ nội địa hóa, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thương hiệu... Kinh nghiệm qua các năm cho thấy, bên cạnh các chương trình kích cầu tiêu dùng, việc chuẩn bị từ sớm các mặt hàng thiết yếu, với lượng hàng dồi dào đã tạo hiệu ích tích cực, giúp thị trường luôn được bình ổn.
Dịch Covid-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp, đời sống của người dân, chuỗi cung ứng sản xuất và phân phối hàng hóa, tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian đặc biệt, hàng Việt có sức sống mãnh liệt và thị trường trong nước đã thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế.
Chiều 11/12, tại đường Vũ Lăng, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng với Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội năm 2021. Diễn ra đến ngày 15/12/2021, Tuần hàng Việt thành phố Hà Nội được tổ chức nhằm kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng của thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh gắn với thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Sáng nay, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Hội nghị nhằm đánh giá, đưa ra các giải pháp để triển khai thực hiện Đề án Phát triển Thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong bối cảnh mới, bảo đảm chuỗi cung ứng cho hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa thiết yếu khi nhiều địa phương phải thực hiện giãn cách xã hội trong các làn sóng dịch Covid-19.
Đang phát
Live