
Tại thời điểm Đề án “Bảo tồn, phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát”, được Chính phủ đồng ý cho phép thực hiện chỉ có 176 hộ người Đan Lai, Đề án đặt mục tiêu trong vòng 3 năm di dời 146 hộ đến khu tái định cư tại xã Thạch Ngàn, còn lại 30 hộ tiếp tục sinh sống ở bản Cò Phạt, với mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, khai thác và gìn giữ nét văn hóa riêng. Vậy nhưng, sau 15 năm, số hộ là người Đan Lai đã phát triển lên đến 310 hộ. Còn số hộ được di dời đến khu tái định cư là gần 100 hộ. Hiện vẫn còn 210 hộ, với hơn 1.000 nhân khẩu tiếp tục sinh sống ở vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát. Đặc biệt, Đề án được phê duyệt thời gian thực hiện trong 3 năm, từ 2007 đến 2009, nhưng kéo dài đến nay vẫn chưa rõ ngày “về đích”. Vì sao Đề án đầy tính nhân văn này thất bại? Hàng trăm hộ dân Đan Lai còn phải sống trong cảnh “đi cũng dở, ở không xong” đến bao giờ? Đây sẽ là nội dung được đề cập trong phần 2 của loạt bài: “Loay hoay giấc mơ Đan Lai” với nhan đề “Người Đan Lai ngập ngừng đi hay ở, Đề án dang dở vì đâu?”
Dân tộc và chính sách dân tộc giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vừa qua, Đảng ta tiếp tục khẳng định vị trí chiến lược của chính sách đoàn kết các dân tộc trên cơ sở “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Hệ thống chính sách dân tộc được ban hành đầy đủ, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Tuy vậy, so với sự bứt phá của cả nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chậm phát triển. Đặc biệt, việc hoạch định và thực hiện chính sách dân tộc ở một số nơi còn bất cập, như câu chuyện của người Đan Lai, một dân tộc thiểu số hiếm với hơn 3 nghìn người sinh sống ở phía tây tỉnh Nghệ An. Vốn sống biệt lập trong núi thẳm, rừng sâu, thất học, đói nghèo bủa vây, hôn nhân cận huyết kéo dài, người Đan Lai đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, suy vong giống nòi. Trước thực tế này, năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 280, cho phép tỉnh Nghệ An triển khai Đề án "Bảo tồn và phát triển bền vững tộc người thiểu số Đan Lai sinh sống tại vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông”. Hàng trăm người Đan Lai ở hai bản Búng và Cò Phạt, xã Môn Sơn được di dời ra điểm tái định cư ở xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông. Vậy nhưng sau 15 năm, cả các ban ngành, chính quyền địa phương và cộng đồng dân tộc thiểu số hiếm Đan Lai vẫn chưa tìm ra hướng ổn định để phát triển bền vững.Làm thế nào để bảo tồn và phát triển bền vững cuộc sống của người Đan Lai? Nhóm phóng viên Ban Thời sự (VOV1), Đài TNVN đã thực hiện loạt 3 phóng sự: “Loay hoay giấc mơ Đan Lai” bước đầu tìm ra những hạn chế, mâu thuẫn, thách thức trong hành trình đã qua và hé những “cánh cửa” mở ra tương lai tươi sáng hơn cho cộng đồng dân tộc thiểu số hiếm Đan Lai. Bài thứ nhất với nhan đề “Đề án thất bại – 15 năm, nghèo vẫn hoàn nghèo”.
Đêm qua có lẽ là một đêm không ngủ của nhiều người hâm mộ, khi đội tuyển Việt Nam có chiến thắng 2-1 trong trận đấu đầy kịch tính với Malaysia ở khuôn khổ bảng G, vòng loại thứ 2 khu vực châu Á World Cup 2022. Với chiến thắng quan trọng này, đội tuyển Việt Nam tiếp tục dẫn đầu bảng G với 17 điểm. Đội tuyển Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất UAE nhì bảng với 15 điểm, sau khi có chiến thắng đậm 5-0 trước Indonesia trong trận đấu cùng giờ đêm qua. Cơ hội của đội tuyển Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào vòng loại thứ 3 World Cup. 4 ngày tới hai đội nhất nhì bảng G là Việt Nam và UAE Việt Nam sẽ thi đấu để xác định ngôi nhất nhì bảng. Đội tuyển Việt Nam đang rất rộng cửa tiến vào vòng trong. "Viết tiếp giấc mơ World Cup" là chủ đề Câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay với hai vị khách mời là bình luận viên Thành Lương của Đài TNVN và cựu tuyển thủ quốc gia Như Thuần.
- Gói hỗ trợ lần 2 cần chính sách đúng, trúng và kịp thời để doanh nghiệp và người lao động tiếp cận được.- những nỗ lực xây dựng nông thôn mới ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.- Bài 2 “Hành trình vươn tới giấc mơ” trong loạt bài “Gieo chữ là gieo hy vọng”.
"Con chữ, học hành giúp hiểu biết để hòa nhập, phát triển". Xác định điều này, nhiều người dân ở Sốp Cộp đã khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi hủ tục, rào cản để quyết tâm theo học cái chữ. Nhờ sự nỗ lực ấy và nhờ con chữ, mà nhiều người con của bản làng đã có chỗ đứng trong xã hội, trở thành cán bộ xã, cán bộ huyện. Và chính họ đã, đang trở thành những nòng cốt trong tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, xây dựng cuộc sống tốt đẹp và ấm no.
- Tuần lễ thời trang Paris-2020 phiên bản dịch covid-19.- Thư viện lạc đà đồng hành cùng giấc mơ con trẻ.
Đang phát
Live