Sốc, bàng hoàng, bức xúc, phẫn nộ… Đó là cảm xúc của rất nhiều người khi nghe tin một công ty ở Hải Phòng dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất 'nước tinh khiết' đóng bình. Sự việc một lần nữa cho thấy sự thật nhẫn tâm, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp luật pháp, đầu độc cộng đồng; đồng thời tiếp tục đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống, gây nhức nhối suốt thời gian qua. Đã bao nhiêu người không may sử dụng thứ đồ uống có nguy cơ gây hại cho sức khỏe này? Còn bao nhiêu cơ sở sản xuất nước đóng chai quảng cáo là “tinh khiết” nhưng thực chất lại “siêu bẩn” chưa bị phát hiện, xử lí? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn nạn này?
Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công đạt 18,1% kế hoạch năm, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm nay nếu được giải ngân hiệu quả sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19.
- Chính phủ đưa ra ba nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.- Đến nay, nước ta đã qua 44 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng.- 103 tác phẩm sẽ được vinh danh tại Lễ trao Giải Báo chí quốc gia năm 2019 vào ngày 21/6 tới.- Ngư dân tỉnh Thừa Thiên Huế đánh cá trên biển phát hiện quả bom từ thời kháng chiến chống Mỹ nặng hơn 100 kg. Cơ quan chức năng đang khẩn trương lên phương án xử lý an toàn quả bom này.- Mỹ chính thức chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới do phản ứng của tổ chức này đối với đại dịch COVID-19.- Gần 40 quốc gia và Tổ chức Y tế thế giới vừa phát động một sáng kiến nhằm chia sẻ các công cụ phòng chống dịch bệnh như vaccine, thuốc điều trị và thiết bị xét nghiệm, chẩn đoán.- Liên minh châu Âu tuyên bố, quan hệ với Trung Quốc bị tổn hại vì luật an ninh Hong Kong, nhưng khẳng định trừng phạt không giải quyết khủng hoảng.
Nắng nóng kéo dài, nhiều ngày không mưa khiến nhiều địa phương ở khu vực Nam Trung bộ đã phải công bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán. Dung tích các hồ chứa thủy lợi, thủy điện thấp hơn nhiều so với dung tích thiết kế. Đặc biệt, tại các tỉnh như Ninh Thuận Bình Thuận chỉ còn khoảng 13 - 17% so với dung tích thiết kế, nhiều hồ chứa nhỏ đã cạn nước. Cũng theo dự báo, trong thời gian còn lại của mùa khô năm nay, cụ thể từ tháng 6 đến tháng 8, tại khu vực Nam Trung bộ, lượng dòng chảy trên các sông hồ tiếp tục thiếu hụt nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng...Bàn về giải pháp cho khu vực này để giải quyết tình trạng khô hạn, thiếu nước, khách mời là ông Nguyễn Hồng Khanh – Cục trưởng Cục Quản lý công trình thủy lợi lợi ( Bộ NN&PTNT)
“Việt Nam cần vượt lên nhanh trong trạng thái bình thường mới” - Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi trình bày Báo cáo về phòng chống dịch Covid-19 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trước Quốc hội trong Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV vừa qua. Và trong Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ, "Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới" là một trong những nội dung lớn đáng chú ý. Làm thế nào để phục hồi kinh tế? Cần làm gì để thị trường thương mại nội địa dần hoạt động trở lại, cũng như thúc đẩy các hoạt động sản xuất, khi mà các thị trường lớn trên thế giới vẫn khó khăn? Đây là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Kích cầu thị trường trong nước hậu Covid-19 cần những giải pháp thiết thực". Khách mời là Giáo sư Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Ông Nguyễn Thái Dũng- Tổng Giám đốc Công ty bán lẻ BRG Retail- Tập đoàn BRG.
Hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra rất nghiêm trọng trên địa bàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Việc tìm ra các giải pháp để tiếp tục ứng phó trước mắt và lâu dài với tình hình trên là nhiệm vụ quan trọng mà các cấp, các ngành, địa phương liên quan cần đặc biệt quan tâm.
- Giải pháp đảm bảo điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống trong bối cảnh “bình thường mới” – để tập trung cho mục tiêu kép: vừa chống dịch Covid-19 vừa phát triển kinh tế - xã hội.- Trung Quốc muốn biến những cái không hợp pháp thành hợp pháp!- Hướng tới Ngày Quốc tế lao động (1/5): Gia nhập Công ước 105 - Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn lao động cưỡng bức.
- Học sinh đi học trở lại: Trường học phải an toàn - an toàn thì mới đến trường.- Các quốc gia châu Âu thận trọng tìm giải pháp cho học sinh đi học trở lại.- Các trường tư thục "lay lắt" chờ qua mùa dịch Covid-19.
Khách mời là Tiến sĩ Trần Ngọc Thạch, Viện trưởng Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long và Thạc sỹ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái trao đổi các giải pháp để giúp đồng bằng sông Cửu Long ứng phó với hạn mặn nghiêm trọng.
- Quy định 214 về khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý – liệu có hạ thấp tiêu chuẩn hay không?- Giải pháp nào để kích cầu du lịch miền Trung?- Đề xuất thay đổi lịch các kỳ nghỉ trong năm của học sinh: Liệu có khả thi?- Nghệ sĩ múa Thu Huệ với sự sáng tạo bền bỉ.
Đang phát
Live