
Chính phủ điện tử là sự ứng dụng công nghệ thông tin – truyền thông để các cơ quan chính phủ đổi mới, làm việc hiệu lực, hiệu quả và minh bạch hơn, cung cấp thông tin, dịch vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp và các tổ chức. Đây chính là mục tiêu mà Chính phủ đang hướng tới trong công tác cải cách hành chính. Những kết quả đã đạt được trong xây dựng Chính phủ điện tử là tiền đề quan trọng tiến tới xây dựng Chính phủ số. Và để đạt mục tiêu được đặt ra trong Nghị quyết 02 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024 là phấn đấu đến năm 2025 Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Việt Nam theo đánh giá của Liên hợp quốc tăng ít nhất 5 bậc thì còn rất nhiều việc phải làm, bởi vấn đề quan trọng để đạt được mục tiêu này không phải chỉ từ năng lực của công nghệ thông tin mà còn do ý chí, ý thức cải cách của con người..
Vài năm trở lại đây, sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, thương mại điện tử đã đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng. Một phương thức kinh doanh mới, phù hợp với cuộc sống hiện đại, giúp người tiêu dùng thuận lợi trong mua sắm và tiết kiệm thời gian. Việc các sàn thương mại điện tử ngày càng phát triển đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đúng chuẩn thời công nghệ, nhưng đây cũng là mảnh đất màu mỡ để nhiều đối tượng lợi dụng bán hàng giả, hàng nhái và thực tế cho thấy tình trạng này đang diễn biến rất phức tạp. Để lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số có thể phát triển bền vững cần sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Chính vì vậy, ngày 06/06 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 56 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024, gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 17/6/2024 đến hết ngày 31/12/2024. Chương trình Dòng chảy Kinh tế hôm nay, chúng tôi dành phần lớn thời lượng cho chuyên đề thuế với nội dung: “Triển khai miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, phí, lệ phí hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 93 và Nghị định 64 của Chính phủ.
Công an tỉnh Quảng Ninh vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tài khoản facebook “Lương Dinh” về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang cho dư luận xã hội trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT vừa qua tại tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới các nhà tiên phong lần thứ 15 tại Đại Liên (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ câu chuyện Việt Nam và đề xuất “3 cùng” để hướng đến “những chân trời tăng trưởng mới”- Thảo thuận về tờ trình của Chính phủ tăng lương cơ sở và điều hành tăng lương trợ cấp xã hội, các đại biểu Quốc hội đề nghị hạn chế thấp nhất việc tăng lương kèm tăng giá- Nguyên phó ban Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị bắt về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước- Thêm 4 sản phẩm OCOP của các địa phương được đánh giá đạt chuẩn 5 sao cấp quốc gia- Liên minh châu Âu chính thức khởi động các cuộc đàm phán gia nhập đối với Ukraine và Moldoval- Tàu Hằng Nga 6 của Trung Quốc hoàn thành sứ mệnh lần đầu tiên của nhân loại mang mẫu vật từ vùng tối Mặt Trăng trở về Trái Đất
Tại toạ đàm “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Từ hoạch định chính sách đến hành động và vai trò của báo chí, truyền thông” do Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hôm nay (25/06/2024) theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến, các diễn giả (chuyên gia, cơ quan quản lý) đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của báo chí trong hoạt động truyền thông về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần hiện thực hoá các mục tiêu tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện đặt ra tại Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm (VNEEP) và Chỉ thị 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.
Hiện tại, nhiều tỉnh thành đang chú trọng tìm hiểu, xây dựng các sản phẩm du lịch nông nghiệp gắn với nông dân, nông thôn và coi đây là một trong những mục tiêu quan trọng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh, một số mô hình đem lại kết quả thì còn nhiều địa phương vẫn đang loay hoay chưa tìm được hướng đi cho loại hình du lịch này. Vậy phát triển du lịch nông nghiệp đâu là cơ hội và thách thức? Nguồn nhân lực giữ vị trí quan trọng quyết định đến sự thành công phát triển loại hình này ra sao? - Khách mời: Tiến sĩ Nguyễn Tất Thắng, Trưởng Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam:
Bệnh đái tháo đường, đặc biệt là tuýp 2 đang ngày gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Bệnh mạn tính này không chỉ mang lại gánh nặng kinh tế về điều trị, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Tuy vậy, người mắc bệnh tiểu đường cũng không vì thế mà mất đi niềm tin vào cuộc sống vì có nhiều biện pháp giúp hỗ trợ, cải thiện giúp người bệnh sống vui, sống có ích, an toàn với bệnh tật. Xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung hỗ trợ giảm đường huyết cho người có chỉ số đường huyết cao và có nguy cơ biến chứng ngày càng phổ biến. Vậy đó là gì và sử dụng thế nào cho đúng để mang lại hiệu quả chữa bệnh thì chúng ta rất cần tư vấn của chuyên gia là: GS.TS.BS Phạm Hưng Củng – Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế.
Chủ tịch nước Tô Lâm dự lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18.- Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (Mỹ) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 5,8% trong năm nay; đồng thời xếp hạng tín nhiệm quốc gia đối với Việt Nam trong dài hạn ở mức “BB+” và trong ngắn hạn ở mức “B”.- Doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G.- Acmenia chính thức công nhận một nhà nước Palestin, bất chấp sự phản đối của Israel.- Mưa lớn khiến 38 người thiệt mạng tại Quảng Đông, Trung Quốc. Trong khi đó, Hồng Kông ghi nhận ngày Hạ chí nóng kỷ lục
Sau hơn nửa tháng Ngân hàng Nhà nước triển khai bình ổn giá vàng, mục tiêu kéo giảm mức chênh lệnh giữa giá vàng trong nước về gần với giá thế giới đã đạt được. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế thì Ngân hàng Nhà nước mới chỉ giải quyết được vấn đề giá còn về số lượng thì chưa. Nhu cầu mua vàng của người dân còn lớn nên hiện nay nên xảy ra tình trạng vàng 2 giá.
Đang phát
Live