
-Nỗi đau của tai nạn lao động – trách nhiệm thuộc về ai? - Tăng hướng tiếp cận di sản văn hoá thích ứng đại dịch Covid 19
Di sản văn hoá: Tiếp cận đa chiều, thích ứng trong đại dịch Covid 19 .- Câu chuyện về thư viện đổi rác mượn sách ở Indonesia.- Bảo tàng mini- sáng kiến giáo dục bền vững từ rác thải, nhân kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt nam.
Hướng đến Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam 23/11 năm nay, nhiều địa phương trên cả nước tổ chức chuỗi hoạt động triển lãm, giao lưu văn hoá nghệ thuật nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh những giá trị văn hóa của Việt Nam với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid 19 diễn biến phức tạp nên hầu hết các trưng bày, triển lãm, chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức trực tuyến để đến với đông đảo người dân. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Lê Thị Minh Lý, Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam.
Di sản văn hoá cần những hướng tiếp cận đa chiều như thế nào để thích ứng trong đại dịch Covid 19.- Cuộc sống sau dịch ở xóm người khiếm thị bán vé số.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Đại đoàn kết tại hai tỉnh Quảng Nam và Cao Bằng.- Bộ Tài chính đánh giá, rà soát để đưa một số mặt hàng vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, trong đó có trang thiết bị, vật tư y tế.- Hôm nay, hai Di sản Văn hóa thế giới tại tỉnh Quảng Nam là Đô thị cổ Hội An và Khu đền tháp Mỹ Sơn mở cửa đón khách quốc tế trở lại .- Mỹ sẵn sàng giảm một số mức thuế nhằm vào Trung Quốc trước cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến diễn ra hôm nay.- Liên minh Châu Âu sẽ công bố các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Belarus, trong một cuộc họp cấp ngoại trưởng của khối.
Những năm qua, bằng nhiều nguồn kinh phí đầu tư, tỉnh Bình Định đã nỗ lực trùng tu nhiều di tích trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nhiều di tích cấp quốc gia ở tỉnh Bình Định đang xuống cấp, tỉnh đang lên kế hoạch trùng tu các di tích gắn với phát triển du lịch trong giai đoạn mới.
Nước Đức vừa tổ chức cuộc bầu cử Quốc hội mang ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh dấu sự kết thúc của chặng đường lãnh đạo đất nước kéo dài 16 năm của nữ Thủ tướng Angela Merkel và mở ra một chặng đường mới, mà các nhà quan sát gọi là thời kỳ “hậu Merkel”… Kết quả cuộc bầu cử được tổ chức hôm qua (26/9) đánh dấu một cuộc chuyển giao chính trị ở Đức lần đâu tiên sau 16 năm. Dù không phải là một nhà lãnh đạo hoàn hảo nhất, nhưng sự nghiệp chính trị của bà Merkel đã để lại nhiều di sản cho nước Đức và ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị ở châu Âu và thế giới.
Những người thầm lặng cứu người bằng những giọt máu quý hiếm- Kịch bản nào để xem xét F1 cách ly tại chỗ và tại nhà
- Khẩn trương triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước.- Thành phố Hải Phòng phong tỏa tạm thời nơi ở của 2 bệnh nhân xuất cảnh, được Australia xác nhận mắc COVID-19.- Điện Biên có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.- Quốc hội Mỹ chính thức thông qua gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD.- Google nộp phạt 3 triệu rúp vì không xóa thông tin bị cấm khỏi kết quả tìm kiếm tại Nga.- Bình luận: Đã thấy động lực, niềm tin với Vùng đất “chín rồng”.
Hưởng ứng Tuần lễ Áo dài 2021 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động, những ngày qua, phụ nữ ở nhiều tỉnh thành phố đã mặc áo dài khi đến công sở, trường học, tham gia các sự kiện và hoạt động khác nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài và vẻ đẹp của phụ nữ Việt Nam. Hiện ngành chức năng đang trong quá trình tích cực chuẩn bị xem xét, công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại theo tiêu chí của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO). Vậy làm sao để giấc mơ đưa tà áo dài Việt Nam trở thành di sản văn hóa của nhân loại trở thành sự thật? Cùng bàn luận nội dung này với sự tham gia của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình – Người sáng lập và Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt.
Đang phát
Live