Gần 2 năm qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm của công nhân, viên chức, người lao động trên cả nước. Hàng trăm nghìn lao động bị mất việc, giãn việc, nghỉ việc tạm thời. Là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, các cấp công đoàn Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên, giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần giúp người lao động vượt qua khó khăn, ổn định việc làm.
- Giao dịch trực tuyến: Xu hướng lên ngôi trong mùa dịch Covid 19 - Cựu chiến binh già canh giấc ngủ đồng đội
Tuổi cao, lại là thương binh, nhưng ông Hoàng Biên Thùy ở xã Hòa Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn tích cực tham gia công tác xã hội. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, với vai trò là chủ tịch hội Cựu chiến binh xã, ông Thùy đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc chung tay phòng chống dịch.
Thời điểm này, ngoài điều trị khỏi hàng nghìn bệnh nhân, các cơ sở y tế trong cả nước đang điều trị hàng chục nghìn bệnh nhân Covid-19, trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh có hơn 30.000 bệnh nhân. Đây thực sự là con số rất lớn, đang tạo áp lực từng ngày, từng giờ lên khối điều trị. Trong đợt bùng phát dịch lần thứ tư này, sau thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, rồi đến Hà Nội, số ca mắc dự kiến còn tăng cao trong những ngày tới, việc thí điểm cách ly F0 tại nhà sau khi đã điều trị tại cơ sở y tế đã được tính đến.- Trước tình hình này, đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện, cơ sở chữa bệnh đang nỗ lực điều trị bệnh nhân Covid-19 thật khẩn trương, kịp thời để không bệnh nhân nào “bị bỏ lại phía sau”. Tuy nhiên để giảm số ca mắc thì người dân cũng cần đồng hành cùng Chính phủ để công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả cao nhất. GS.TS.Nguyễn Gia Bình - Tổ trưởng tổ Hội chẩn bệnh nhân Covid-19 nặng, Tiểu Ban Điều trị bệnh nhân Covid-19 quốc gia chia sẻ về những hy sinh thầm lặng của bác sỹ trong phòng chống dịch bệnh.
Lãnh đạo Lào và Trung Quốc gửi điện chúc mừng các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội được bầu lại tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15.- Hơn 2.100 tình nguyện viên đăng ký tham gia chống dịch COVID-19 tại TPHCM sau lời kêu gọi của lãnh đạo Bộ Y tế.- Bộ Y tế yêu cầu các địa phương thực hiện xét nghiệm test nhanh COVID-19 đối với lái xe để hàng hoá lưu thông.- TP.HCM vừa cho phép dịch vụ shipper vận chuyển hàng hoá thiết yếu, song phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.- Đài truyền hình MBC của Hàn Quốc công khai xin lỗi sau khi tạo ra làn sóng phẫn nộ trên toàn cầu vì sử dụng hình ảnh và chú thích “không phù hợp” trong lễ khai mạc Thế vận hội Tokyo 2020
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình được Quốc Hội khóa 15 bầu tái đắc cử chức vụ, nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2021-2026.- Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Các chuyên gia cho rằng kết quả của các môn thi đã có sự phân hóa nhất định.- Người dân TP HCM và Bạc Liêu không ra đường sau 18h đến sáng hôm sau để chống dịch.- Nên cấm hay cho phép đội ngũ “shiper”- giao hàng công nghệ được hoạt động, khi địa phương thực hiễn giãn cách xã hội theo chỉ thị 16?- Trước nguy cơ bị Taliban kiểm soát hoàn toàn biên giới, Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Afganistan cả về quân sự, ngoại giao và nhân đạo.- Quan hệ giữa Nhật Bản và Nga lại thêm căng thẳng liên quan đến chuyến thăm của Thủ tướng Nga đến phần lãnh hải mà 2 bên còn đang tranh chấp.
Với số ca mắc mới vượt ngưỡng 100 nghìn ca, riêng TP.HCM là địa phương có số ca mắc lên tới 60 nghìn ca, để giảm áp lực cho thành phố, đảm bảo an toàn cho người dân, nhiều địa phương mới đây đã tổ chức đón công dân và có kết hoạch đón người dân trở về từ vùng dịch. Song với đà lây lan rất mạnh của biến chủng Delta tại các vùng dịch, công tác tổ chức đón công dân ở điểm đi và đến cần có sự kiểm soát ra sao để dịch bệnh không lây lan ra cộng đồng? Trong giai đoạn nhiều tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, các địa phương cần có kế hoạch ra sao để đảm bảo đón được công dân trở về an toàn? BTV Đài TNVN trao đổi cùng TS.BS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương về nội dung này.
Công tác tổ chức đón công dân từ vùng dịch cần được kiểm soát như thế nào để dịch bệnh không lây lan rộng hơn ra cộng đồng?- Đắc Lắc đẩy mạnh chuyển đổi số trong các hoạt động kinh tế - xã hội để thích ứng với tình hình mới.- Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.- Mô hình “shipper tình nguyện” hỗ trợ người dân trong khu vực bị phong tỏa ở Cần Thơ.- Những cam kết đối với khu vực Đông Nam Á trong chuyến công du của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.- Ấn Độ chưa hết lao đao vì Covid-19 lại phải đối mặt với dịch nấm đen nguy hiểm.
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 15, sáng nay (25/07), các đại biểu thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, giải pháp 6 tháng cuối năm 2021; Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021-2025. Theo đánh giá của các đại biểu, mức tăng trưởng kinh tế 5,64% của cả nước trong 6 tháng đầu năm nay là một điểm sáng đáng chú ý trong bối cảnh khó khăn vì dịch Covid-19. Để giữ được mức tăng trưởng này thì kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu cần được ưu tiên và kiên trì thực hiện.
Nhiều đại biểu đánh giá cao trách nhiệm của Quốc hội khi thông qua việc bổ sung nội dung phòng, chống COVID-19 vào Nghị quyết kỳ họp thứ nhất.- Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định sẽ xét đặc cách tốt nghiệp THPT đợt 2 cho những thí sinh F0, F1, F2 và thí sinh ở vùng đang bị phong tỏa, giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng.- Việt Nam hoan nghênh quyết định của Mỹ không điều chỉnh chính sách thương mại với Việt Nam.- Pakistan triển khai quân đội chính quy tới biên giới với Afghanistan.
Đang phát
Live