Huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm giúp người dân vùng dịch đảm bảo đời sống trong những ngày thực hiện giãn cách, những ngày qua, lực lượng Công an Sơn La đã huy động cán bộ, chiến sỹ vượt núi, băng rừng đi đến từng hộ dân trên địa bàn vùng cao để hỗ trợ, cung cấp các loại nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con. Những chuyến hàng mà những cán bộ, chiến sỹ mang tới không chỉ đơn thuần là lương thực, thực phẩm, mà ở đó còn là tinh thần “đồng sức, đồng lòng” cùng nhau chiến thắng đại dịch.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trước tình hình khó khăn nghiêm trọng của hàng loạt doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ. Mới đây, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã trình Chính phủ ban hành nghị quyết hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19, theo đó sẽ có khoảng 1 triệu lượt doanh nghiệp được hỗ trợ tín dụng, 160.000 doanh nghiệp được gia hạn, miễn, giảm thuế, phí. Những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh COVID-19 được Chính phủ, các Bộ ngành địa phương ban hành được xem là “liều thuốc” hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Bộ CHQS tỉnh Kiên Giang tổ chức vận chuyển gần 9 tấn lương thực, thực phẩm thiết yếu, gồm 2 tấn gạo, 4 tấn khoai lang, 3 tấn rau, củ, quả, 2.000 trứng vịt, 2.000 chai nước mắm và các loại lương thực khô, với tổng số tiền gần 120 triệu đồng, hỗ trợ người dân tại TP HCM và Bình Dương đang gặp khó khăn trong thời gian giãn cách XH theo Chỉ thị 16.
Được ra đời “thần tốc” trong 2 tuần bởi khoảng 200 kỹ sư công nghệ thông tin đến từ các Công ty như Got It, STEAM for Việt Nam, Kompa Group và Filum, nền tảng “Giúp tôi” đã chính thức đi vào vận hành. Với sự đồng hành của hơn 200 tình nguyện viên cùng các y, bác sỹ ở nhiều bệnh viện trên cả nước, ứng dụng “Giúp tôi” đang dần được nhiều F0, F1 cách ly tại nhà quan tâm và sử dụng. Anh Trần Việt Hùng – Đồng sáng lập Giúp tôi - chia sẻ lý do anh đã tập hợp các bạn trẻ từ Thung lũng Sylicon Valley (Hoa Kỳ) cùng sáng lập Dự án “Giúp tôi”, để hỗ trợ người dân từ xa, trong đó quan trọng nhất hiện nay là kết nối bệnh nhân với bác sỹ.
Sở Công Thương TP HCM mới đây đề xuất cho phép shipper được hoạt động liên quận, huyện, TP Thủ Đức. Giải pháp để kiểm tra shipper là tra cứu trực tuyến và giấy xét nghiệm nhanh Covid-19. Theo đó, Sở Công Thương TP HCM đề xuất chỉ cho phép shipper đã được tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 từ ngày 13/8 trở về trước tham gia hoạt động trong thời gian tăng cường giãn cách xã hội. Làm thế nào để shipper đảm bảo lưu thông hàng hóa, đặc biệt là đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch? Biên tập viên Lê Tuyết cùng bà Vũ Thị Minh Tú, Giám đốc Đối ngoại, Nền tảng TMĐT Lazada Việt Nam bàn luận về câu chuyện này.
Dịch Covid-19 diễn biễn phức tạp, nhất là tại một số tỉnh thành phía Nam, với số ca mắc tăng và tỷ lệ tử vong cao hơn mức trung bình của thế giới. Hơn lúc nào hết, cần tăng cường các biện pháp về công nghệ để hỗ trợ truy vết F0, F1, cũng như ứng dụng hệ thống Teleheath khám chữa bệnh từ xa để điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Vậy người dân và cơ sở y tế cần làm gì để ứng dụng hiệu quả các biện pháp công nghệ? Trong Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay, khách mời là bà Trần Thị Quốc Hiền, Phó Cục trưởng Cục tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông và Tiến sĩ, bác sĩ Lê Tuấn Linh, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, giúp giải đáp những vấn đề này.
Thành phố Hồ Chí Minh cho phép shipper được hoạt động: Làm thế nào để đảm bảo hàng hoá và an toàn trong phòng chống dịch bệnh?- 140 triệu học sinh lớp 1 toàn cầu không được khai giảng - Các nước lên kế hoạch mở cửa trường học an toàn.- Lòng nhân ái của người lái xe tình nguyện cùng tuyến đầu chống dịch.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 phức tạp và có diễn biến khó lường, việc huy động và thực hiện hiệu quả các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nhằm đạt được mục tiêu kép. Với nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế, những vấn đề trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực đã được nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích và đề xuất giải pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri đề cập nội dung này.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid - 19 phức tạp và có diễn biến khó lường, việc huy động và thực hiện hiệu quả các nguồn lực để phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định nhằm đạt được mục tiêu kép. Với nguồn ngân sách nhà nước hạn chế, những vấn đề trong huy động, phân bổ, sử dụng nguồn lực đã được nhiều đại biểu Quốc hội thẳng thắn phân tích và đề xuất giải pháp. Chương trình Quốc hội với cử tri hôm nay chúng tôi đề cập nội dung này:
- Lai Châu: Doanh nghiệp nỗ lực thu mua chè nông dân. - Để nông sản trong nước cũng đảm bảo tiêu chuẩn như xuất khẩu? - Sản xuất lúa gạo bền vững, hiệu quả trên cánh đồng
Đang phát
Live