“Tiêu thụ hơn 200 tấn rau, 11 tấn tôm, 12,5 tấn cá, 55 tấn gà vịt cho nông dân; sửa chữa gần 600 máy tính, trao tặng 11 máy tính cũ, 125 điện thoại, 850 sim data tốc độ cao cho học sinh, sinh viên khó khăn học tập…”- Đó là một phần rất nhỏ trong hoạt động của đoàn viên thanh niên huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An hỗ trợ cho người dân trong đại dịch COVID lần thứ tư vừa qua. Thủ lĩnh của những thanh niên này là anh Nguyễn Đức Lộc - Bí thư Huyện đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Hình ảnh rất quen thuộc của người dân trong lúc cao điểm của dịch vừa qua là anh Lộc cùng các đoàn viên thanh niên đã tình nguyện xuống đồng, vườn để hỗ trợ nhân dân thu hoạch nông sản, vận chuyển miễn phí vào thành phố Vinh tiêu thụ. Dưới trời nắng chang chang, những giọt mồ hôi lăn dài trên gương mặt anh và các shipper áo xanh để thực phẩm được chuyển từ điểm tập kết đến từng hộ dân. Đội thanh niên tình nguyện của anh đã có mặt trên 29/29 xã, thị trấn để hỗ trợ cho hơn 8.000 trường hợp có trang thiết bị, máy tính phục vụ việc học online. Anh Nguyễn Đức Lộc chia sẻ về hoạt động hỗ trợ này.
Đà Nẵng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử.- Những sáng kiến của anh Nguyễn Đức Lộc- Bí thư Huyện đoàn, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An về mô hình giúp người dân vượt qua đại dịch.
Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Thụy Sỹ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn biểu cấp cao Việt Nam thăm Văn phòng Liên hợp quốc và có cuộc gặp với Tổng Giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc- Nhiều địa phương khu vực Đồng bằng Sông cửu Long nâng cấp độ phòng chống dịch Covid 19
Chúng ta sắp bước sang tháng cuối cùng của năm 2021. Trong năm vừa qua, dịch covid-19 đã làm ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội trong đó có cả việc tổ chức đám cưới của các cặp đôi. Mùa cưới năm nay chứng kiến những đám cưới thật khác so với thông thường. Nhiều gia đình đã bỏ bớt thủ tục, tổ chức đám cưới gọn nhẹ, thậm chí nhiều cặp đôi đã hoãn, lùi ngày vui để thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Tại đường sách Nguyễn Văn Bình, thành phố Hồ Chí Minh, có một đám cưới đã diễn ra theo cách hết sức đặc biệt. Không tiệc tùng, không sân khấu, bàn ghế, không MC và không quá nhiều lễ nghi. Cùng nghe những chia sẻ thú vị về đám cưới đặc biệt này.
Thách thức lớn đối với thế giới vẫn là đại dịch Covid 19, thiếu công bằng vaccine, kéo theo đó là những trở ngại mới như giá năng lượng, giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát, lao động thiếu hụt khắp thế giới. Những yếu tố đầy bất ổn này có thể tác động đến quá trình mở cửa trở lại và phục hồi kinh tế toàn cầu hậu đại dịch Covid19. Nhiều giải pháp đã được đề ra và thực hiện, đặc biệt là đối với các quốc gia có tỷ lệ phủ vaccine ở mức cao. Tuy nhiên, quá trình này cũng đang được tiến hành một cách thận trọng bởi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp. PGS, TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện công nghệ và phát triển tài chính – Học viện Tài chính cùng bàn luận câu chuyện này.
Thách thức toàn cầu hậu đại dịch và câu chuyện thích ứng.- Hàng Nhật được ưa chuộng tại Việt Nam, bị làm giả nhiều.- Hội nghị văn hoá toàn quốc: Công tác văn hóa sẽ có sự đổi mới, chuyển biến tiến bộ mạnh mẽ hơn.- Việt Nam - Nhật Bản: Ký kết các thỏa thuận trị giá nhiều tỷ đô la.- Gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I trọng điểm quốc gia.
Sáng nay (25/11) diễn ra Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa. Phiên giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm 6 tỉnh, thành phố tổ chức, nhằm tạo sự lưu thông giữa thị trường lao động các địa phương, đáp ứng nhu cầu của người lao động và doanh nghiệp về việc làm, học nghề, góp phần điều tiết cung - cầu lao động.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Sở Công thương TP Cần Thơ đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ truyền thống đang hoạt động trên địa bàn.
Sau hơn 2 tháng đại dịch Covid-19 được kiểm soát, Indonesia tiếp tục duy trì số ca mắc thấp trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đã nêu bật tầm quan trọng của việc ngăn chặn tái bùng phát dịch, trong khi hướng tới căn bệnh đặc hữu vào năm 2022.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến hết giữa tháng 11 này, hơn 11 triệu lao động nhận hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, với tổng số tiền hỗ trợ hơn 28 nghìn tỷ đồng. Không chỉ hỗ trợ cho lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, lao động bị ngừng việc vì dịch Covid-19, hàng nghìn lao động đã được hỗ trợ để đào tạo lại, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm, tìm việc làm mới, hoặc phục hồi sản xuất. Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành “điểm tựa” giúp người lao động vượt khó trong dịch bệnh Covid-19.
Đang phát
Live