- Sửa đổi Luật về giao dịch điện tử-Yêu cầu cấp thiết và những vấn đề đặt ra.- Tổ chức thực thi pháp luật chưa tốt:Trách nhiệm của cán bộ và cơ quan nhà nước
Trong bối cảnh công nghệ thay đổi nhanh chóng, sự bùng nổ của chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhất là trong 2 năm gần đây, dưới tác động của đại dịch COVID-19, nhu cầu giao dịch điện tử đã bùng phát mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực, phương thức giao dịch cũng có nhiều thay đổi. Song thời gian qua, hoạt động của các ngân hàng, các doanh nghiệp, trung gian tài chính thông qua giao dịch điện tử gặp nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí rủi ro pháp lý do thiếu khuôn khổ pháp luật quy định về giao dịch điện tử.
Tại Việt Nam, dịch Covid 19 đã và đang được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, thời điểm thời tiết giao mùa đang là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như: Thủy đậu, sốt xuất huyết bùng phát. Từ đầu năm đến nay, theo ghi nhận tại các bệnh viện, các bệnh truyền nhiễm đang tăng đột biến tại Hà Nội và một số địa phương, nguy cơ bùng phát trên diện rộng. Điển hình, tại Thủ đô Hà Nội, dịch sốt xuất huyết đã tăng gấp hơn 19 lần, thuỷ đậu tăng hơn 100 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều bệnh viện đã quá tải bệnh nhân nhập viện.
Trong ba ngày, từ ngày 5 đến ngày 7/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách họp và thảo luận một số dự án luật sẽ được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 15. Đó là dự thảo luật hợp tác xã sửa đổi, dự thảo luật đấu thầu sửa đổi, dự thảo luật giá sửa đổi, dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, dự thảo luật giao dịch điện tử sửa đổi, dự thảo luật phòng thủ dân sự, dự thảo luật đất đai sửa đổi. Và trong chiều nay, Hội nghị sẽ cho ý kiến đối với dự thảo Luật giao dịch điện tử sửa đổi. Đây là dự thảo luật quan trọng bởi trong bối cảnh kinh tế số, xã hội số đang và sẽ là xu hướng phát triển tất yếu, giao dịch điện tử hiện diện trong mọi lĩnh vực: hành chính công, thương mại, lao động .... Đơn cử trong lĩnh vực thương mại điện tử, theo báo cáo của Bộ công thương, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Một vài con số trong một lĩnh vực cụ thể cho thấy sức tác động lớn của giao dịch điện tử đối với toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, vừa bảo vệ, bảo đảm và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào mối quan hệ này là một yêu cầu cấp bách.
Ngành y tế Bắc Kạn đang yêu cầu các đơn vị, địa phương không lơ là chủ quan trước dấu hiệu gia tăng một số loại dịch, bệnh truyền nhiễm so với cùng thời điểm này năm trước
Các ca nặng mắc bệnh dịch nguy hiểm gia tăng: Cần tránh những sai lầm trong điều trị.- Câu chuyện về giải bóng đá đặc biệt dành cho các cụ bà tại châu Phi.- Gia Lai: Người giúp bà con thoát cảnh “nuôi tằm ăn cơm đứng”
Thời gian gần đây, cả nước ghi nhận số ca mắc thủy đậu, tay chân miệng, viêm màng não, các bệnh về hô hấp do virus hợp bào RVS tăng nhanh tại các cơ sở y tế khiến số ca mắc các bệnh dịch truyền nhiễm tích lũy từ đầu năm tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2022. Thế nhưng, thay vì đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, nhiều bậc phụ huynh lại tự chẩn đoán bệnh và điều trị cho con. Hậu quả của việc này là không ít trường hợp trẻ bị biến chứng, bệnh trở nặng, thậm chí tử vong. Ngành y tế dự báo, với thời tiết giao mùa như hiện nay, các bệnh dịch nguy hiểm ở trẻ thường có xu hướng lây lan mạnh, do đó, số ca mắc có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới. Vậy để tránh các biến chứng chuyển nặng ở trẻ, người dân cần tránh những sai lầm gì trong chăm sóc, điều trị cho trẻ? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Ths. BS Nguyễn Sỹ Đức, Bộ môn Nhi, Đại học Y HN, đồng thời là BS Trung tâm bệnh Nhiệt đới, BV Nhi trung ương.
Các ca nặng mắc bệnh dịch nguy hiểm gia tăng: Cần tránh những sai lầm trong điều trị.- Lớp đêm xóa mù chữ trên bản Nậm Giang.
Thời gian gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai các giải pháp để nâng tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Đây được xem là khâu quan trọng, then chốt để cải thiện môi trường đầu tư, đẩy nhanh nhiệm vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trên địa bàn tỉnh.
Sáng nay (26/3), tại Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam/Phú Quốc (nay là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc) thuộc phường An Thới, thành phố Phú Quốc, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban Ban Liên lạc toàn quốc chiến sỹ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm “Chiến thắng trở về”. Đây là dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh bất khuất, kiên cường của các chiến sỹ cách mạng Việt Nam ở nơi chốn tù đày trong thời kỳ kháng chiến; tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn, tri ân sâu sắc đối với các liệt sỹ, những người con ưu tú trên mọi miền đất nước đã chiến đấu, cống hiến cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Đang phát
Live