Ngay khi có hiệu lực 1/1/2019, Luật An ninh mạng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của đại đa số quần chúng nhân dân, bởi họ nhận thức rõ được những lợi ích thiết thực do Luật mang lại. Điều này cũng đã được minh chứng một cách rõ ràng, hiệu quả trong thời gian qua, khi trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều bài viết, thông tin thất thiệt về tình hình dịch Covid-19 gây ra.
Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, tác động của dịch bệnh Covid-19 khiến GDP quý 1 chỉ tăng 3,82%. Tuy đây là mức tăng trưởng cao so với khu vực, nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2011. Mức tăng trưởng của các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, tiêu dùng đều giảm mạnh. Các doanh nghiệp như xây dựng, bất động sản, hàng không, thương mại, xuất khẩu... đều gặp khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tham gia hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, trong khi quá trình cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm, năng lực nội tại, tính tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các doanh nghiệp trong nước trước những biến động của thế giới còn hạn chế, tác động của dịch Covid-19 được nhận định ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh là một trong những giải pháp hiệu quả, phù hợp, cần thực hiện ngay lúc này để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2020.
Vụ việc một công nhân của Công ty Samsung Dispay có trụ sở ở Bắc Ninh dương tính với Virus Sars-CoV-2, trước đó là Công ty Pouyen ở TPHCM phải tạm ngừng hoạt động vì không đảm bảo công tác phòng chống dịch đang là hồi chuông cảnh báo về siết chặt kiểm soát dịch bệnh ở các doanh nghiệp, khu công nghiệp và khu chế xuất hiện nay. Bởi nếu không, khi dịch xảy ra ở những nơi tập trung hàng chục nghìn lao động, tập trung sản xuất thì hậu quả khó lường cho cả xã hội và kế sinh nhai của mỗi công nhân, doanh nghiệp.
Lần đầu tiên trong lịch sử 50 năm hình thành và phát triển của ASEAN, ngày hôm qua (14/4), liên tiếp 2 HNCC đặc biệt ASEAN và HNCC đặc biệt ASEAN+3 đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hai Tuyên bố chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19 đạt được tại hai Hội nghị cấp cao một lần nữa đã làm “bừng sáng tinh thần đoàn kết của cộng đồng ASEAN, tương thân, tương ái, cùng kề vai vượt qua khó khăn”, đúng như lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên khai mạc Hội nghị. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang trở thành một trong những thách thức phi truyền thống chưa từng có đối với khu vực, việc Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 đã quyết tâm khắc phục điều kiện khó khăn, tổ chức thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt, đã cho thấy vai trò và trách nhiệm, sự chủ động của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực và quốc tế để ứng phó với các thách thức mới nổi hiện nay. Khách mời là Thiếu tướng Lê Văn Cương - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Bộ Công an phân tích sâu về thành công hai hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như vai trò, vị thế của Việt Nam thể hiện qua các sự kiện lần này.
- “ATM gạo” – lan tỏa những cách làm “từ thiện” sáng tạo trong dịch bệnh.- Cậu bé 7 tuổi ở Mỹ dành hết tiền tiết kiệm giúp đỡ người già trong dịch Covid-19.- Bedzed - Ngôi làng xanh đầu tiên của Anh.- Giới thiệu về cuốn sách “Kitchen” của tác giả người Nhật Banana Yoshimoto.- Gắn kết và lan tỏa yêu thương từ gian bếp.
- Góp ý Văn kiện Đại hội 13- Dân chủ nhưng không để phần tử cơ hội chính trị có đất phát triển.- Vai trò và dấu ấn Việt Nam trong đoàn kết ASEAN chống đại dịch Covid-19.- Giám sát chặt các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phòng chống dịch Covid-19.- Ảnh hưởng dịch Covid-19 - Trên 90% doanh nghiệp xuất khẩu gỗ đình trệ sản xuất.- Gia tăng người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần do dịch Covid-19.
- Các nhà lãnh đạo ASEAN và ASEAN+3 ra Tuyên bố Chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19, trong đó cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn này.- Bình luận: Thắp lên ngọn lửa đoàn kết, chia sẻ, hợp tác để chiến thắng Covid-19.- Hôm nay là ngày cuối cùng thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Người dân vẫn cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.- Từ hôm nay, Nghị định 15 của Chính phủ có hiệu lực, trong đó quy định xử phạt lên tới 20 triệu đồng đối với người sử dụng mạng xã hội chia sẻ thông tin giả mạo hoặc tiết lộ thông tin bí mật nhà nước, bí mật đời tư.- Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối chiến dịch truyền thông về Covid-19.
Tiếp nối các hoạt động từ thiện, nhiều nhà hảo tâm chung tay cùng Chính phủ giúp đỡ người yếu thế, người nghèo vượt qua đại dịch Covid-19. Ngay sau khi đi vào hoạt động, siêu thị Hạnh phúc - ''siêu thị 0 đồng" đã mang đến hàng trăm suất quà là nhu yếu phẩm cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Nội. Ghi nhận của phóng viên Kim Thanh:
Để góp sức chung tay cùng toàn xã hội phòng chống dịch Covid-19, các cấp hội phụ nữ ở Đắk Lắk đã có nhiều cách tuyên truyền vận động các chị em. Qua đó, nhận thức về dịch bệnh của nhiều chị em, nhất là ở vùng sâu, vùng xa đã được nâng lên rõ rệt, tích cực tham gia cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. H Xíu, PV Đài TNVN thường trú Tây Nguyên có bài đề cập.
Nếu không ngăn ngừa kiểm soát dịch bệnh tốt tại những nơi tập trung lên tới hàng nghìn lao động, thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại đây là rất lớn. Doanh nghiệp, người lao động và cả cơ quan chức năng cần rút ra những bài học gì sau những vụ việc vừa nêu? BTV Thanh Trường trao đổi với bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó trưởng Ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về nội dung này:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live