Ngay khi có hiệu lực 1/1/2019, Luật An ninh mạng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của đại đa số quần chúng nhân dân, bởi họ nhận thức rõ được những lợi ích thiết thực do Luật mang lại. Điều này cũng đã được minh chứng một cách rõ ràng, hiệu quả trong thời gian qua, khi trên không gian mạng xuất hiện rất nhiều bài viết, thông tin thất thiệt về tình hình dịch Covid-19 gây ra.
- Các nhà lãnh đạo ASEAN và ASEAN+3 ra Tuyên bố Chung về ứng phó dịch bệnh Covid-19, trong đó cam kết hỗ trợ lẫn nhau trong giai đoạn khó khăn này.- Bình luận: Thắp lên ngọn lửa đoàn kết, chia sẻ, hợp tác để chiến thắng Covid-19.- Hôm nay là ngày cuối cùng thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh. Người dân vẫn cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch.- Từ hôm nay, Nghị định 15 của Chính phủ có hiệu lực, trong đó quy định xử phạt lên tới 20 triệu đồng đối với người sử dụng mạng xã hội chia sẻ thông tin giả mạo hoặc tiết lộ thông tin bí mật nhà nước, bí mật đời tư.- Bộ Ngoại giao Pháp triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối chiến dịch truyền thông về Covid-19.
Hôm nay (14/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020 chủ trì hai hội nghị cấp cao đặc biệt của ASEAN và ASEAN+3 về ứng phó Covid-19. Đây là hoạt động phát huy vai trò tích cực, chủ động của Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, nâng cao tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, thúc đẩy đoàn kết thống nhất ASEAN để vững vàng vượt qua giai đoạn khó khăn thử thách của đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 tiếp tục “phủ bóng đen” lên mọi mặt của đời sống xã hội thế giới. Trong tuần nổi lên câu chuyện tranh cãi và khẩu chiến giữa Mỹ và Tổ chức y tế thế giới (WHO) liên quan đến cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh Covid- 19 và ẩn ý đằng sau đó là những chỉ trích mang thông điệp chính trị. Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ “ngừng viện trợ” cho WHO – một động thái đáng lo ngại khi Mỹ đang là nhà tài trợ chính với 10% ngân sách cho tổ chức y tế này. Trong bối cảnh thế giới đang rất cần sự đoàn kết, hợp tác thì những tranh cãi như vậy dù nhằm mục đích gì cũng là điều đáng ngại, có nguy cơ cản trở những nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
- Dạy học từ xa thời covid-19.- Cuốn sách học cách làm bạn cùng con:“Teen ơi làm bạn nhé".- Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Ở nhà mà không hề buồn chán.
- Chủ trì Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó dịch Covid-19, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nhiệm vụ lúc này là phải biến “nguy” thành “cơ”, để sau khi hết dịch, nền kinh tế tăng tốc, không chỉ bù lại những tổn thất mà còn thực hiện tầm nhìn và quyết tâm về một nền kinh tế độc lập, tự cường.- Sáng nay, cả nước không ghi nhận bệnh nhân mới, 2 bệnh nhân Covid-19 tại Bình Thuận và 1 bệnh nhân tại Đà Nẵng được xuất viện. Dự kiến trong chiều nay, sẽ có thêm 11 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.- Trước tâm lý có phần chủ quan của một bộ phận người dân về cách ly xã hội, chuyên gia y tế cảnh báo, mặc dù số ca mắc Covid-19 mỗi ngày giảm, tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng vẫn còn cao.- Hôm nay, đánh dấu tròn 100 ngày kể từ khi dịch bệnh do virus Corona chủng mới bùng phát tại Trung Quốc, số người chết do Covid-19 trên toàn thế giới đã gần vượt ngưỡng 100 nghìn người.- Các nước ASEAN nhất trí thành lập một quỹ ứng phó với dịch Covid-19. Trong khi đó, sau nhiều lần đàm phán thất bại, sáng sớm nay, Bộ trưởng Tài chính các nước Liên minh Châu Âu thống nhất huy động gói cứu trợ kinh tế khổng lồ trị giá 500 tỷ Euro nhằm trợ giúp các nền kinh tế thành viên bị đại dịch Covid-19 tàn phá.- Bộ Quốc phòng Mỹ bày tỏ quan ngại về việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.
- Xin đừng "giành giật" những ân tình gửi trao qua những món quà ngày khốn khó- Tại sao thời dịch bệnh đang bùng phát mà số vụ ly hôn lại tăng?- Những điều chưa biết về 45 ngày chiến đấu với dịch SARS năm 2003 qua chia sẻ của chị Phạm Thanh Thu Hiền, trưởng nhóm nữ hộ sinh, Bệnh viện Việt Pháp.- Ấn Độ thể hiện tình đoàn kết trong nỗ lực chống dịch Covid-19.- Một người Anh làm chiếc giỏ hỗ trợ người khó khăn trong đợt dịch Covid-19 ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Các nghiên cứu tại một số nước châu Á đã cho thấy, việc vội vàng dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội sẽ dẫn đến việc gia tăng các ca mắc COVID-19. Đây được coi là làn sóng COVID-19 thứ 2 mà ở một số nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản hay Singapore đang phải đối mặt. Vậy làn sóng COVID-19 thứ 2 này có ảnh hưởng, tác động ra sao và nước ta cần làm gì để ứng phó?
- Nhận diện cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trong tình hình dịch bệnh Covid-19.- Vượt qua khủng hoảng: Giải pháp vĩ mô là động lực, quan trọng vẫn phải là nội lực của doanh nghiệp.- Phỏng vấn ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về những biện pháp cần thiết để doanh nghiệp vượt khó và phát triển bền vững.
- Vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch - Lợi dụng dịch bệnh để “đục nước béo cò”.- Hoàn thiện Nghị định về thanh quyết toán đầu tư công - Thúc đẩy giải ngân.- Căng thẳng chính trị Afghanistan leo thang giữa đại dịch Covid-19.- Giám sát chặt chẽ hoạt động mua cổ phiếu của lãnh đạo các doanh nghiệp.- Phỏng vấn ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam về chương trình “Văn hóa doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch Covid-19”.
Đang phát
Live