
Phân loại rác thải từ nguồn làm sao hiệu quả, các địa phương phải triển khai hướng dẫn người dân phân loại rác theo lộ trình chậm nhất đến ngày 31/12/2023.- Liên minh châu Âu trước nhu cầu cấp bách mở rộng khối.- Vì sao tiền dành cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số “bị nhốt” trong Kho bạc?- Người dân Pakistan ở vùng bị lũ lụt xây lại những ngôi nhà chắc chắn và thân thiện với môi trường hơn.
Từ lâu nay, Tết Độc lập đã trở thành ngày hội, ngày gặp gỡ, giao lưu và sum họp của mỗi người dân ở vùng cao Lai Châu. Để người dân có sân chơi bổ ích trong dịp này, các địa phương trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn.
Sáng nay, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 4, nhiệm kỳ Khóa 15 đã khai mạc. Diễn ra trong 2 ngày rưỡi, tại Hội nghị này, các ĐBQH hoạt động chuyên trách sẽ cho ý kiến, thảo luận vào 8 dự án luật để trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 tới đây.
Mặc dù sinh sống ổn định và hầu hết đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng hơn 1 năm qua, gần 100 hộ dân tại phường Đức Xuân, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn vẫn phải chưa được hưởng các quyền chính đáng trên mảnh đất của mình. Công Luận, Phóng viên Đài TNVN thường trú khu vực Đông Bắc phản ánh thực trạng này:
Sáng nay (27/08/2023) tại Hà nội, Hội Hữu nghị Việt Nam – Uzbekistan long trọng tổ chức buổi Giao lưu Hữu nghị thường niên kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và 32 năm Quốc khánh Cộng hòa Uzbekistan. Đây là dịp đặc biệt để các cựu du học sinh, các doanh nhân gặp mặt, ôn lại những kỷ niệm trong khoảng thời gian học tập và làm việc tại Uzbekistan.
Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) là đề án liên quan trực tiếp đến những đột phá chiến lược, phục vụ lợi ích của quốc gia, người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai đề án có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Những lợi ích thiết thực của việc phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã phần nào được thể hiện trong cuộc sống. Nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số quốc gia nói chung và thực hiện Đề án 06 nói riêng ngày càng đầy đủ, toàn diện, sâu sắc. Các bộ, ngành, địa phương đã thấy rõ tầm quan trọng của việc triển khai Đề án 06; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án được tiến hành quyết liệt, thường xuyên, liên tục, đem lại hiệu quả thiết thực, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau gần 2 năm, quá trình triển khai còn gặp khó khăn, vướng mắc cần có thêm các giải pháp tháo gỡ. Để Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia đạt thành công là chủ đề chúng tôi bàn luận trong chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời là Thiếu tá Trần Duy Hiển, Phó giám đốc trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an và bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban 4 thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua, Bình Dương không chỉ được biết đến là “thủ phủ” công nghiệp mà những mô hình nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả xuất hiện ngày càng nhiều. Để làm được điều này, Bình Dương đã quy hoạch các khu công nghệ cao và có những chính sách hỗ trợ nông dân chuyển đổi sản xuất, để không phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.
Bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc luôn là mối quan tâm chung của các cấp, các ngành ở Sóc Trăng. Theo sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh này, trong năm học vừa qua (2022-2023), tỉnh có gần 46 ngàn học sinh dân tộc Khmer và Hoa được học tiếng dân tộc mình tại các trường phổ thông.
Một số hộ dân tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình phản ánh, nhà cửa bị ảnh hưởng bởi rung chấn trong quá trình thi công cao tốc Bắc- Nam phía Đông. Nhiều ngôi nhà nằm gần công trường bị rạn nứt, có nguy cơ sụt, lún. Hiện nay, cơ quan chức năng và đơn vị thi công đã đến hiện trường, lập biên bản xác nhận, báo cáo cấp trên tìm hướng giải quyết theo quy định.
Với phương châm “trao con chữ, truyền hy vọng”, từ năm 2016 đến nay Bộ đội biên phòng tỉnh Đắk Nông đã triển khai các chương trình như “con nuôi đồn biên phòng”, “nâng bước em tới trường” một cách hiệu quả. Thông qua việc triển khai các chương trình đã khẳng định tính nhân văn sâu sắc, tình đoàn kết gắn bó máu thịt giữa cán bộ, chiến sỹ bộ đội biên phòng với đồng bào các dân tộc ở khu vực biên giới, được các cấp, các ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương, các nhà trường và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Đang phát
Live