Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì chiêu đãi Chủ tịch Quốc hội và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.- Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp đồng tổ chức Hội thảo trực tuyến với chủ đề Chủ tịch Hồ Chí Minh với Đảng Cộng sản Pháp và thành phố Mác-xây.- Một số địa phương lên kế hoạch tiêm tăng cường mũi vắc xin thứ 3 ngừa Covid-19 cho người dân.- Trung Quốc kêu gọi chính quyền Mỹ ngừng “tẩy chay ngoại giao” đối với Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh, để tránh làm tổn thương quan hệ song phương.- Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, biến thể mới Omicron đã được phát hiện tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, song hiện vẫn chưa gây ra ca tử vong nào.
Diễn đàn Quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp 2021” diễn ra chiều 05/12, tại Hà Nội, là hoạt động chào mừng thành công Hội nghị Văn hóa toàn quốc; đưa Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” đi sâu vào thực tiễn. Đặc biệt, góp phần khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước: “Coi văn hóa là nền tảng tinh thần, động lực nội sinh phát triển bền vững quốc gia. Văn hóa doanh nghiệp là hệ điều tiết cho sự phát triển kinh tế, xã hội”. Phóng viên Thu Trang ghi nhận những thông điệp gửi đi từ diễn đàn này.
Đầu tư cho văn hóa doanh nghiệp là đầu tư cho sự sinh tồn và thịnh vượng của một thương hiệu, bởi văn hoá nội bộ quyết định thái độ, động cơ sản xuất và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Những thương hiệu mạnh trên thương trường đều có nền tảng văn hóa khác biệt và người lao động trong bộ máy này tự hào là mắt xích hình thành thương hiệu. Cho đến khi Covid19 xuất hiện - nỗ lực xây dựng văn hoá doanh nghiệp của nhiều doanh nhân bị ảnh hưởng, thậm chí bị phá bỏ. Xây dựng văn hoá doanh nhân-doanh nghiệp giai đoạn mới cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi chia sẻ, bàn luận với các vị khách mời là doanh nhân Hoàng Nam Tiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần viễn thông FPT và doanh nhân Nguyễn Mạnh Thản – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Ao Vua, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hoá doanh nghiệp Việt Nam.
Mới đây, tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Chùa Quan Âm Đông Hải và Ủy ban Nhân dân thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào hoạt động tòa nhà Tăng xá của chùa. Nhà chùa cũng thống nhất sử dụng khu tăng xá này làm nơi cách ly điều trị COVID-19 cho người dân thị xã Vĩnh Châu với quy mô trên 200 giường.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra ngày (02/12), Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: Bộ Y tế đã có công văn triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại. Theo đó, thời gian tiêm mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản. Liều nhắc lại sẽ được tiêm cho người trên 18 tuổi đã tiêm liều cơ bản và bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người trên 50 tuổi, người cần được chăm sóc dài hạn tại cơ sở y tế, nhân viên y tế.
UBND thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa yêu cầu lãnh đạo xã Hải Dương trả lại số tiền mà trước đó, cán bộ xã này đã thu của người dân để mua kit test nhanh Covid-19.
-Giới khoa học Trung Quốc tìm ra kháng thể vô hiệu hóa mọi biến thể COVID-19 - Việt Nam tạo vắc xin phòng 4 loại bệnh ở gia cầm
Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 vừa qua đạt trên 15 nghìn lượt người, tăng 42 % so với tháng 10 trước đó. Trong bối cảnh dịch Covid 19 vẫn diễn biến phức tạp, cùng với sự xuất hiện của biến thể Omicron, làm thế nào để giữ vững thành quả và đẩy dần tăng trưởng du lịch trong những tháng tiếp theo.
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá 11 tháng năm 2021 đạt gần 600 tỷ đô la Mỹ (599,12 tỷ USD), tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó xuất khẩu tăng 17,5%, nhập khẩu tăng 27,5%) và cán cân thương mại hàng hóa đã có xuất siêu 225 triệu USD. Vẫn còn đủ 1 tháng để nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu cả năm nay có thể lên mức hơn 640 tỷ USD như dự báo của ngành Công Thương. Những con số biết nói này cho thấy rất nhiều điểm sáng, và cả những tồn tại tăng thêm trong hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam suốt gần một năm qua, dưới tác động của đại dịch covid-19.
Hôm nay (1/12) là ngày Thế giới phòng chống HIV/AIDS. Tại nước ta ước tính có khoảng 230.000 người đang sống chung với căn bệnh này. Trong đó, hơn 160.000 người đang được điều trị bằng thuốc ARV. Trong bối cảnh đại dịch, nếu bệnh nhân HIV mắc thêm Covid-19, nguy cơ tử vong có tăng không? Làm thế nào để việc tiếp cận điều trị thuốc ARV không bị ảnh hưởng tại vùng dịch?
Đang phát
Live