
Phóng viên Phạm An trò chuyện cùng ông Lê Doãn Hợp - Nguyên Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông, người từng vào sinh ra tử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước về hành trình thu lượm ký ức qua công trình sách “ký ức người lính”.
- Khởi động lại chiến dịch kích cầu du lịch Việt Nam sau dịch bệnh Covid-19: chú trọng thị trường nội địa.- Ký ức chiến tranh, bản hùng ca của nghĩa tình đồng đội.- Món quà quý giá dành cho trẻ em Tây Ban Nha trong dịch bệnh Covid-19.- Nhóm nữ sinh Afghanistan chế tạo máy thở từ các bộ phận xe ôtô cũ.- Cuốn sách hay: “Đời ngắn đừng ngủ dài”.
Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trên mảnh đất hình chữ S, những nỗi đau, những vết thương do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhức nhối. Đó là bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại trong lòng đất đe dọa tính mạng người dân bất cứ lúc nào, đó là hậu quả của chất độc da cam di chứng cho nhiều thế hệ… Nhà nước cùng cộng đồng xã hội đã và đang có hành động thiết thực và dài hơi nhằm giải quyết triệt để những hậu quả của thời chiến. Trong hành trình ấy, không thể không nhắc đến sự góp sức của những con người, từng ở bên kia chiến tuyến với chúng ta: họ là những cựu binh Mỹ. Đến nay, họ đã hiểu rõ cái giá của cuộc chiến, sự ám ảnh về bom đạn và chất độc từng rải xuống mảnh đất Việt Nam. Sự trở lại Việt Nam của họ không phải để ôn lại những ký ức đau thương, mà là hàn gắn lại những vết thương chưa lành của chiến tranh. Cùng gặp gỡ ông Chuck Searcy – một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam những năm 1967-1968, với những câu chuyện về những hoạt động của một chuyên gia quốc tế về xử lý hậu quả bom mìn, cũng như vai trò kết nối những người Mỹ khác đến với Việt Nam.
(Chưa có văn bản CT)
Đang phát
Live