Ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong các camera giám sát nhận diện người nghi nhiễm, theo dõi giám sát người trong các khu cách ly-điều trị COVID-19… Ứng dụng công nghệ chuỗi khối blockchain để giám sát triển khai hộ chiếu vắc xin… Trí tuệ nhân tạo AI và blockchain đã và đang phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Tuy nhiên, chưa dừng lại ở đó, các công nghệ này còn giúp doanh nghiệp sớm phục hồi sau đại dịch. “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và blockchain trong phòng chống dịch và phục hồi sau dịch” cũng là nội dung được chúng tôi chuyển tới quý thính giả trong chương trình Kết nối công nghệ tuần này.
“Tiền Giang chuẩn bị sẵn sàng mọi tình huống chống dịch. Từng nhà máy, xí nghiệp thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, tổ chức làm việc theo ca, kíp, phòng khi có ca nhiễm trong khu công nghiệp không phải dừng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh”. Đây là nhấn mạnh của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo tỉnh Tiền Giang .
- Phòng chống vi phạm, tội phạm trên không gian mạng những vấn đề đặt ra. Quyền tự do trên không gian mạng và trách nhiệm công dân Phần cuối chuơng trình Luật sư Lê Minh Công- Công ty Luật DFC, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội sẽ giải đáp một số thắc mắc của thính giả về các quy định của pháp luật về chuyền nhượng và thừa kế đất đai./.
Đến thời điểm này, Việt Nam đã tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho khoảng 2,7 triệu người. Riêng TP.HCM phấn đấu trong tuần này tiêm cho khoảng 1 triệu người. Việt Nam, đặt mục tiêu đến cuối năm nay sẽ bao phủ tiêm phòng Covid-19 cho 70% dân số nhằm tạo miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi Covid-19. Tuy nhiên, quá trình triển khai tiêm chủng cũng ghi nhận những trường hợp phản ứng các mức độ, trong đó có một số ca tử vong sau tiêm khiến người dân lo lắng. Vậy công tác cấp cứu, chống sốc, đảm bảo quy trình an toàn tiêm chủng sẽ được triển khai ra sao, nhất là tại các tuyến y tế cơ sở?
Tính đến chiều ngày 23/6, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Trà Vinh đã tiếp nhận được hơn 12 tỷ đồng từ 482 tổ chức, đơn vị và cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp, cao hơn 2,5 lần đợt vận động năm ngoái.
TP.HCM có 237 siêu thị và gần 2.800 cửa hàng tiện lợi. Đây là nơi tập trung đông người đến mua sắm, nếu không kiểm soát tốt sẽ dễ có nguy cơ lây dịch bệnh Covid-19. Một số của hàng tiện lợi đã phải đóng cửa và mới đây, siêu thị Big C ở Quận 10 cũng phải tạm dừng họat động do có ca mắc Covid-19 vào mua sắm. Trước tình trạng này, các siêu thị, cửa hàng tiện lợi ở TP.HCM đang căng mình để vừa tăng cường phòng chống dịch bệnh vừa đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm cần thiết của người dân.
Bình Dương có nhiều doanh nghiệp, khu công nghiệp với hơn 1,2 triệu công nhân lao động. Môi trường làm việc trong doanh nghiệp tập trung đông người, nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ có thể lây lan rất nhanh và gây ra hậu quả khó lường. Đảm bảo an toàn cho công nhân để yên tâm sản xuất và nâng cao công tác phòng dịch Covid-19, doanh nghiệp ở Bình Dương đã chủ động phòng dịch ngay tại nhà xưởng. Ngành chức năng ở Bình Dương cũng đã nâng mức cảnh báo dịch lên cao nhất và chuẩn bị phương án sẵn sàng cắt đứt nguồn lây dịch bệnh trong doanh nghiệp
Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã qua gần 13 năm thực thi. Bên cạnh những kết quả đạt được, Luật này cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình vận dụng vào thực tiễn. Đáng chú ý, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch – cơ quan chủ trì soạn thảo Luật cũng đã đề xuất Chính phủ sửa đổi, bổ sung văn bản pháp lý này để phù hợp với bối cảnh mới và nhận được nghị quyết 178-VPCP ngày 12/12/2020 của Văn phòng chính phủ đồng ý sửa đổi Luật. Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ của UNFPA, mạng lưới Ngăn ngừa và Ứng phó với bạo lực giới (GBVnet) đã tiến hành nhiều hoạt động để góp ý cho Luật PCBLGĐ từ góc độ của các tổ chức xã hội, từ đó đã đưa ra những khuyến nghị nhằm đảm bảo luật được chỉnh sửa sẽ phản ánh đúng tình hình thực tế sẽ đi được vào cuộc sống khi triển khai. Nhằm góp thêm những tiếng nói từ thực tế, BTV Đài TNVN trao đổi cùng bà Nguyễn Vân Anh - Chủ tịch sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - phụ nữ và vị thành niên (gọi tắt là CSAGA); bà Nguyễn Thu Giang, Phó giám đốc Viện Phát triển Sức khoẻ cộng đồng Ánh Sáng (gọi tắt là Viện LIGHT) về Khuyến nghị của các tổ chức xã hội trong sửa đổi bổ sung trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế nước ta và các nước trên thế giới. Để thực hiện được mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, Chính phủ, các Bộ ngành, địa phương đã triển khai nhiều giải pháp cụ thế, thiết thực. Trong bối cảnh hiện nay, sự chung sức, đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp cũng như mỗi người dân là rất quan trọng.
Nhân kỷ niệm 96 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2021), hôm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng toàn thể các thế hệ những người làm báo cả nước, đồng thời biểu dương những nhà báo không ngại gian khó, tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 suốt thời gian qua.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)