Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Đây là một giải pháp để giúp người dân xây dựng mô hình hiệu quả, cải thiện thu nhập. Tại tỉnh Sóc Trăng, mới đây, ngành nông nghiệp địa phương tiếp tục triển khai mô hình chăn nuôi hươu sao sinh sản và lấy nhung với kỳ vọng loại vật nuôi mới này tiếp tục cho giá trị kinh tế cao.
Biến côn trùng thành thức ăn chăn nuôi.- Lớp học xóa mù chữ ở làng Kret Krot, xã H’Ra, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai
Dịch tả heo Châu Phi đang có nguy cơ bùng phát trở lại mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là vào thời điểm cận Tết Nguyên đán khiến nhiều hộ nuôi bị thiệt hại. Trong năm 2023, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 18 ổ dịch tả heo Châu Phi tại 4 huyện.
“Tiếp tục duy trì tăng trưởng về đầu con và sản lượng; chăn nuôi quy mô lớn ngày càng phát triển; tỷ lệ tăng trưởng các sản phẩm chăn nuôi tăng cao, nhất là các sản phẩm xuất khẩu” là một trong những điểm sáng được đưa ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2024 của ngành chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều nay (19/12) ở Hà Nội.
Các doanh nghiệp, trang trại và hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang tích cực tái đàn gia súc, gia cầm, chuẩn bị nguồn thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo WHO, Việt Nam nằm trong top 5 trên thế giới về kháng kháng sinh. 10 tháng năm 2023, nước ta bỏ ra 1,15 tỷ USD nhập nguyên liệu và thành phẩm kháng sinh cho chăn nuôi. Thực trạng tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi đang là một vấn đề “nóng” hiện nay. Theo Luật Chăn nuôi, sau ngày 31/12/2025 sẽ cấm sử dụng kháng sinh bổ sung vào thức ăn chăn nuôi. Chính vì vậy, việc dùng dược liệu thay thế kháng sinh trong chăn nuôi là một giải pháp giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững và bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng.
Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai đang có hàng trăm dự án chăn nuôi quy mô vừa và lớn. Thực tế cho thấy, hàng loạt dự án chưa đảm bảo quy định về môi trường, khiến đời sống của dân cư xung quanh bị ảnh hưởng nặng nề. Tình trạng này xảy ra trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý triệt để.
“Đảm bảo an toàn dịch bệnh trên đàn vật nuôi; bảo vệ môi trường hướng đến phát triển chăn nuôi bền vững” là nội dung chính được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại “Hội nghị khoa học Chăn nuôi - Thú y toàn quốc lần thứ 5 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hôm nay (6/10) ở Hà Nội.
Đồng Nai được xem là “thủ phủ chăn nuôi” của cả nước. Mặt trái của việc phát triển chăn nuôi là môi trường bị ô nhiễm. Để kiểm soát chặt hơn, chính quyền tỉnh Đồng Nai đang mạnh tay hơn với các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo ước tính của Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mỗi năm có trung bình 61 triệu tấn phân và trên 304 triệu m3 nước thải chăn nuôi được thải ra từ các loại vật nuôi chính. Một phần trong số đó được xử lý, tái sử dụng. Tuy nhiên phần lớn hơn được thải ra môi trường gây lãng phí và ô nhiễm nghiêm trọng.Đứng trước áp lực về ô nhiễm môi trường sản xuất, nguồn phế phụ phẩm không được tận dụng; thời gian qua mô hình chăn nuôi tuần hoàn đã bắt đầu được nhiều địa phương, đơn vị sản xuất quan tâm. Đây được xem là hoạt động sản xuất không chất thải, phế phẩm được tái sử dụng chuỗi thức ăn, góp phần bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trường.
Đang phát
Live