Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ Kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.- Chủ trì họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng ngành Giao thông vận tải, Thủ tướng Phạm Minh Chính không hài lòng đối với một số ngành, địa phương trả lại vốn đầu tư công.- Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.- Tối nay diễn ra chương trình nghệ thuật “Chung tay vì đồng bào vùng bão lũ” với chủ đề “Việt Nam kiên cường”.- Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 56 tại Lào.- Ủy ban châu Âu công bố đội ngũ mới trong cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và gửi thư thăm hỏi đồng bào chiến sỹ bị ảnh hưởng bởi bão số 3.- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các đơn vị triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.- Công an tỉnh Phú thọ thành lập 3 tổ tiếp nhận thông tin khẩn cấp về nạn nhân trong vụ tai nạn sập cầu Phong Châu.- Các tỉnh thành phố khu vực Bắc Bộ đối diện nguy cơ cao lũ quét, sạt lở. Khu vực cảnh báo tím – rủi ro cấp 5 – mức thảm họa liên tục tăng.- Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm Tổng thống Cộng hòa Mozambique Filipe Jacinto Nyusi.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp cho ý kiến đối với dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2026 -2030.- Triển vọng đàm phán Gaza rơi vào bế tắc, Liên đoàn A-rập họp khẩn.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mở vòng tham vấn chính trị thứ 3 trong nỗ lực tìm kiếm một ứng cử viên có khả năng thành lập một chính phủ liên minh ổn định để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, nỗ lực của người đứng đầu nước Pháp dường như vẫn chưa mang lại kết quả tích cực.
Sau 2 ngày đàm phán với các lãnh đạo đảng và Quốc hội để phá vỡ bế tắc trong việc thành lập chính phủ sau bầu cử, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã quyết định không chỉ định Thủ tướng theo đề xuất của liên minh cánh tả Mặt trận bình dân mới (NFP). Quyết định của ông Ma-crông đã vấp phải sự giận dữ của các đảng trong Quốc hội, thậm chí khiến ông bị đe dọa luận tội. Theo lý giải của Tổng thống Emmanuel Macron, ông ưu tiên xây dựng một “Mặt trận Cộng hòa” với một gương mặt dẫn dắt đủ uy tín nhằm đảm bảo sự ổn định của thể chế trong việc thúc đẩy các vấn đề cấp bách sắp tới cũng như khẳng định vị trí và vai trò của Pháp trên trường quốc tế. Nhưng theo đánh giá của giới phân tích, đây là mục tiêu không dễ dàng khi Quốc hội Pháp đang bị chia rẽ sâu sắc với 3 khối nắm giữ số ghế gần như bằng nhau là cánh tả, trung dung và cực hữu. Phóng viên Mạnh Hà, thường trú Đài TNVN tại Pháp phân tích rõ hơn về tình thế của nước Pháp hiện tại.
Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina – người vừa tái đắc cử hồi đầu năm đã phải tuyên bố từ chức và nhanh chóng rời khỏi đất nước trong làn sóng biểu tình bạo lực khiến hàng trăm người thiệt mạng. Trước Bangladesh, hồi năm 2022, chính phủ của hai quốc gia Nam Á khác là Pakistan và Sri Lanka cũng đã bị lật đổ: Pakistan do bỏ phiếu tại Quốc hội, còn Sri Lanka cũng do biểu tình. Dù lật đổ bằng phương thức nào, nhưng việc 3 chính phủ phải ra đi chỉ trong vòng 3 năm cho thấy làn sóng bất ổn chính trị tại khu vực, nhất là khi các cuộc biểu tình cũng bắt đầu nhen nhóm tại một số quốc gia khác như Ne-pal, Bhutan. Vậy căn nguyên của sự bất ổn chính trị tại Nam Á là gì, và liệu có những tác động nào của các lực lượng bên ngoài giống như đã từng xảy ra trong các cuộc “cách mạng màu” tại châu Âu, Trung Đông trước đây?
Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu bổ sung 1 Ủy viên Bộ chính trị và 3 Ủy viên Ban Bí thư, nhiệm kỳ 2021 - 2026.- Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ 9 Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương.- Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba đánh giá, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Cộng hoà nhân dân Trung Hoa của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/8 thể hiện những ưu tiên đặc biệt nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam – Trung Quốc.- Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đề xuất không đánh thuế hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng một năm.- Dừng đấu giá 57 thửa đất tại Thanh Oai, Hà Nội vì giá khởi điểm chưa hợp lý. - Thủ tướng mới của Thái Lan cam kết, chính phủ mới sẽ có một đội ngũ mạnh mẽ và giàu kinh nghiệm để đưa đất nước tới thành công.
Bangladesh - quốc gia ở khu vực Nam Á đang đối mặt với biến động chính trị nghiêm trọng sau khi nữ Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức và rời khỏi đất nước do sức ép của những người biểu tình phản đối chính sách tuyển dụng công chức. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho hành trình 15 năm nắm quyền của nữ chính trị gia từng nổi tiếng vì góp phần chấm dứt chế độ quân chủ và hồi sinh nền kinh tế Bangladesh. Chiếc trực thăng vội vã đưa bà Hasina rời Bangladesh vào ngày 5/8 để lại đất nước đầy rối ren. Một chính phủ lâm thời được thành lập liệu có thể giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện nay? Trong khi đó, các quốc gia khu vực lo ngại sự bất ổn chính trị ở Bangladesh có thể kéo theo những hệ lụy cho khu vực Nam Á. PV Phan Tùng – thường trú tại Ấn Độ theo dõi khu vực Nam Á cung cấp thêm góc nhìn về vấn đề này.
Ngày 14/6, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 35 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 14 của Đảng, trong đó có những nội dung nhằm tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, không “bỏ sót” những người thật sự có đức, có tài.
Đại hội toàn quốc của đảng Cộng hòa diễn ra từ ngày 15-18/7 trong bối cảnh ứng cử viên Donald Trump vừa bị ám sát hụt. Sự cố này được nhận định sẽ củng cố hình ảnh của ông trong đảng của mình. Giới quan sát nhận định, vụ ám sát hụt cựu lãnh đạo Nhà Trắng và cũng là ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa vào thời điểm này chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm một năm bầu cử vốn đã căng thẳng, trong đó các ứng cử viên phải đối mặt với nỗi lo bạo lực và các mối đe dọa ngày càng tăng.
Khoa Kinh tế Chính trị - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức chung kết cuộc thi "Meeting with PM 2024". Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, Meeting with PM 2024 tập trung vào tinh thần tự lực, tự cường của nền kinh tế, đòi hỏi sự khéo léo vận dụng, tranh thủ những cơ hội và nguồn lực từ bên ngoài để phát huy, tích tụ và tăng trưởng nội lực. Tại vòng chung kết có sự góp mặt của 5 đội chơi gồm PMA (Học viện Tài chính); IBECOM (Trường ĐH Ngoại thương); HN2H và BLOOM (Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội); MENTORA+ (gồm các thành viên của Trường ĐH Ngoại thương và ĐH Công nghiệp Hà Nội). Bằng sự nỗ lực, sáng tạo và tự tin ở các phần thi, đội MENTORA+ đã xuất sắc giành ngôi vị Quán quân và giành giải thưởng cao nhất có tổng giá trị là 100 triệu đồng.Qua bốn năm tổ chức, Cuộc thi Meeting with PM đã thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 5.000 học sinh và sinh viên trong và ngoài nước, với hơn 100 đội thi đăng ký. Cuộc thi không chỉ là một sân chơi để các bạn trẻ thể hiện khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề, mà còn là cơ hội để họ tiếp cận và hiểu sâu sắc hơn về các vấn đề kinh tế thực tiễn thông qua lăng kính chính sách, góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. Một trong những điểm nổi bật của cuộc thi Meeting with PM chính là cơ hội để các đội thi gặp gỡ và giao lưu trực tiếp với những nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp hàng đầu. Những trải nghiệm này rất có giá trị trong việc hình thành nên một thế hệ trẻ có khả năng tiếp cận và giải quyết các vấn đề kinh tế một cách toàn diện, sáng tạo và đổi mới, chuẩn bị tốt cho tương lai nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đang phát
Live