Với những kết quả đạt được của 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhiều địa phương thực hiện với tinh thần "xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc", xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân cùng tham gia.
- Chương trình giao lưu nghệ thuật "Đẹp nhất tên Người" nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.- Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc mới Covid-19 từ Nga về nước, đã được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, không lây ra cộng đồng. Như vậy, đến thời điểm này đã qua 31 ngày, nước ta không phát hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng.- Chính phủ mới của Israel tuyên thệ trước Quốc hội, chấm dứt thời gian dài khủng hoảng chính trị ở nước này.- Hơn 60 quốc gia ủng hộ đề xuất điều tra độc lập về dịch Covid-19 của Australia.
Tình trạng bế tắc chính trị kéo dài một năm qua trên chính trường Israel vừa chính thức được tháo gỡ, sau khi tổng thống nước này chỉ định Thủ tướng Netanyahu đứng ra thành lập chính phủ mới. Đây là bước đột phá nhưng đầy thách thức trong tiến trình thành lập chính phủ ở Israel, trong bối cảnh Thủ tướng Netanyahu có thể bị xét xử với các cáo buộc tham nhũng và chính phủ nước này đang phải đối phó với đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế bị thiệt hại nghiêm trọng. Bình luận của Biên tập viên Quỳnh Hoa nhan đề: Đột phá nhưng còn nhiều thách thức trong việc thành lập chính phủ ở Israel.
Đại dịch Covid-19 tiếp tục “phủ bóng đen” lên mọi mặt của đời sống xã hội thế giới. Trong tuần nổi lên câu chuyện tranh cãi và khẩu chiến giữa Mỹ và Tổ chức y tế thế giới (WHO) liên quan đến cách xử lý khủng hoảng dịch bệnh Covid- 19 và ẩn ý đằng sau đó là những chỉ trích mang thông điệp chính trị. Thậm chí Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ “ngừng viện trợ” cho WHO – một động thái đáng lo ngại khi Mỹ đang là nhà tài trợ chính với 10% ngân sách cho tổ chức y tế này. Trong bối cảnh thế giới đang rất cần sự đoàn kết, hợp tác thì những tranh cãi như vậy dù nhằm mục đích gì cũng là điều đáng ngại, có nguy cơ cản trở những nỗ lực toàn cầu trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.
Thế giới đang đối phó với dịch Covid-19 ngày càng diễn biến phức tạp, Liên hợp quốc nhiều lần kêu gọi đình chiến trên toàn cầu để các nước đang bị chiến tranh tàn phá tập trung chống chọi với đại dịch Covid-19. Liên hợp quốc mới đây chuyển đi một thông điệp đáng chú ý trên Twitter: “Nếu bất kỳ ai cần một lý do gì để ngừng các cuộc chiến vô nghĩa vào lúc này, thì Covid-19 là câu trả lời cho tất cả”. Tuy nhiên, thực tế, nhiều cuộc xung đột vẫn còn tiếp diễn và chiến trường Afghanistan là một ví dụ. Các cuộc đụng độ giữa lực lượng Taliban và quân đội Afghanistan liên tục xảy ra, nguy cơ đàm phán hòa bình đổ vỡ là diễn biến đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan nhanh. Căng thẳng ở các “điểm nóng” cũng cho thấy, dường như ý định chính trị của các bên xung đột vẫn được đặt cao hơn sinh mạng người dân. Trao đổi với PV Phan Tùng – thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á về vấn đề này.
- Vạch trần âm mưu của các thế lực thù địch - Lợi dụng dịch bệnh để “đục nước béo cò”.- Hoàn thiện Nghị định về thanh quyết toán đầu tư công - Thúc đẩy giải ngân.- Căng thẳng chính trị Afghanistan leo thang giữa đại dịch Covid-19.- Giám sát chặt chẽ hoạt động mua cổ phiếu của lãnh đạo các doanh nghiệp.- Phỏng vấn ông Hồ Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam về chương trình “Văn hóa doanh nghiệp chung tay phòng, chống dịch Covid-19”.
- Chuyện bàn trà: Ở nhà vẫn vui!- Những thông điệp tích cực của ca khúc After Hours trong album cùng tên của nam ca sĩ The Weeknd.- Giới thiệu cuốn sách có cái tên kỳ lạ: Địa chính trị của loài muỗi và khái lược toàn cầu hóa.- Nhà thờ giáo xứ Tử Đình - Ngôi thánh đường nhỏ có lịch sử hơn 100 tuổi.
Đang phát
Live