Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chủ trì cuộc làm việc về thực hiện chính sách hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.- Bộ y tế yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh khoanh vùng cắt đứt chuỗi lây nhiễm Covid-19.- Lô hàng 1 tấn vải thiều đầu tiên gắn tem truy xuất nguồn gốc đã được nhập khẩu chính ngạch vào Pháp qua đường hàng không.- Hoàn lưu bão số 2 gây mưa lớn trên diện rộng ở nhiều địa phương với tổng lượng mưa phổ biến từ 80-100 mm.- Các địa phương miền núi cần đề phòng ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.- Lãnh đạo 7 quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới G7 công bố một dự án cơ sở hạ tầng để cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.- Quốc hội Israel tổ chức phiên họp đặc biệt để thông qua việc thành lập chính phủ mới, chấm dứt sự cầm quyền của Thủ tướng Ben-gia-min Nêtanyahu trong suốt 12 năm.
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý Bắc Giang không chủ quan, mất cảnh giác khi tình hình khống chế dịch đang tốt lên.- TPHCM đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu, để người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội.- Cục Hàng không Việt Nam tạm dừng nhập cảnh hành khách tại hai Cảng hàng không quốc tế: Tân Sơn Nhất và Nội Bài từ 0h sáng mai.- Người hút thuốc lá dễ bị Covid gây hại nhiều hơn, với triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ngày quốc tế không thuốc lá năm nay có chủ đề “cam kết bỏ thuốc lá” hướng đến mục tiêu giúp 100 triệu người từ bỏ thuốc lá.- Lãnh đạo các đảng đối lập ở Israel đạt thỏa thuận chia sẻ quyền lực chấm dứt 12 năm cầm quyền của Thủ tướng Netanyahu.- Sau gần 40 năm thực hiện "chính sách một con", Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm nay chính thức thông qua quyết định cho phép các cặp vợ chồng Trung quốc được sinh con thứ 3
Chính sách và quan điểm của chính quyền Mỹ trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên luôn là một câu hỏi đáng quan tâm kể từ khi ông Joe Biden nhậm chức. Sau đợt đánh giá chính sách kéo dài 3 tháng, chính quyền của Tổng thống Biden đã công bố cách tiếp cận mới đối với Triều Tiên, đó là chính sách ngoại giao “không mặc cả”, gây sức ép buộc Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Cách tiếp cận này dự báo điều gì về quan hệ Mỹ - Triều trong thời gian tới? Đối sách mới có gì giống và khác so với 12 đời tổng thống tiền nhiệm của ông Biden?
Những năm qua, các khu công nghiệp đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các địa phương đang đối mặt với những bất cập, tồn tại về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp. Vậy làm thế nào để kiểm soát được công tác bảo vệ môi trường tại các KCN?
Sau Tết âm lịch, tình trạng "sốt" đất xảy ra khắp nơi, nhất là tại Hà Nội, thành phố HCM và các tỉnh lân cận. Tại nhiều địa phương, cả chính quyền và người dân không khỏi bối rối trong khi một thời gian ngắn, giá đất trong khu vực tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba. Các cơ quan chức năng cũng không khỏi sốt ruột khi chưa tìm ra giải pháp nào để ngăn tình trạng đầu cơ, sốt đất ảo.
Chính phủ Anh mới đây công bố bản Đánh giá Tích hợp về chính sách quốc phòng, an ninh, phát triển và ngoại giao của Vương quốc Anh, trong tài liệu có tựa đề “Nước Anh toàn cầu trong kỷ nguyên cạnh tranh”. Nếu như coi đây là định hướng chính sách mới về đối ngoại và an ninh thì cũng không sai, bởi kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, đến nay ở Anh chưa có lần nào điều chỉnh chính sách đối ngoại và an ninh cơ bản và sâu rộng như lần này. Tất nhiên điều này cũng dễ hiểu bởi cuộc “ly hôn” lịch sử giữa Anh với Liên minh châu Âu, kèm theo nhưng thay đổi của chính trị thế giới buộc “xứ sở sương mù” phải đi tìm lời giải cho câu hỏi “Nước Anh bây giờ sẽ đóng vai trò gì trên thế giới”?
- Cách tiếp cận mới trong thiết kế chính sách phát triển kinh tế tư nhân.- Bảo hiểm trách nhiệm – công cụ bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro Covid-19.- Cao điểm quyết toán thuế và tiện ích từ quyết toán thuế điện tử.
Mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có bài phát biểu quan trọng đầu tiên về chính sách đối ngoại dưới thời Tổng thống Joe Biden. Cùng lúc, chính phủ Mỹ cũng công bố Hướng dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời nhằm truyền tải tầm nhìn của Tổng thống Joe Biden về cách thức nước Mỹ sẽ can dự với thế giới. Vậy chính quyền mới tại Mỹ đang muốn gửi thông điệp gì về chính sách đối ngoại và an ninh sắp tới?
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đã có sự thay đổi quan điểm về vai trò và cách tiếp cận trong các mối quan hệ quốc tế. Điều này có thể thấy rõ qua những động thái tích cực gần đây của chính quyền ông Joe Biden. Từ cuộc thảo luận trực tuyến của nhóm Bộ Tứ Quad gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia cho tới cuộc gặp trực tuyến các nhà lãnh đạo G7 diễn ra vào cuối tuần qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “trình làng” thông điệp chính thức về tái gắn kết với cộng đồng quốc tế và các tổ chức toàn cầu, sau những chia rẽ do chính sách “Nước Mỹ trên hết” dưới thời ông Donald Trump. Và trước đó, thực thi tuyên bố “nước Mỹ trở lại”, Tổng thống Joe Biden cam kết tài trợ tiền cho chương trình phân phối vaccine của WHO, tái tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, đưa ra gói kích cầu 2 ngàn tỷ USD không chỉ tác động tới kinh tế Mỹ mà cả toàn cầu... Để có cái nhìn rõ hơn về những thay đổi trong chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ dưới thời ông Joe Biden, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Đang phát
Live