Sau gần 7 năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cuối cùng cũng đã nhất trí về một thỏa thuận đầu tư toàn diện, trong đó sẽ loại bỏ rất nhiều rào cản đầu tư giữa hai bên. Đây được đánh giá là một bước tiến quan trọng để hai bên dần tiến tới một hiệp định thương mại tự do thời gian tới. Thế nhưng, thỏa thuận này lại đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống đắc cử tại Mỹ Giâu Bai-đần (Joe Biden), khi lo lắng bước đi này sẽ khiến quan hệ đồng minh Mỹ - EU thêm căng thẳng. Vậy đâu là triển vọng thỏa thuận đầu tư toàn diện giữa Liên minh châu Âu - Trung Quốc, và nó sẽ tác động ra sao đến mối quan hệ 3 bên giữa Mỹ - Trung Quốc - EU? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu sẽ thông tin chi tiết.
Giới chức Liên minh châu Âu (EU) và Anh vừa đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit. Lễ ký thỏa thuận thương mại hậu Brexit diễn ra vào đúng đêm Giáng sinh, theo giờ địa phương, tức sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, sau khi các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu nhất trí dự thảo của thỏa thuận bao gồm một điều khoản về quyền đánh bắt cá. Trước đó, một nguồn tin của Chính phủ Pháp tiết lộ Anh đã đưa ra những "nhượng bộ lớn" trong đàm phán Brexit, đặc biệt là những điểm rất quan trọng về quyền đánh bắt cá, nhằm tránh viễn cảnh không thỏa thuận. Để có cái nhìn rõ hơn về bản thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú của Đài TNVN tại khu vực Tây Âu:
- Ngân hàng Phát triển châu Á hỗ trợ doanh nghiệp Việt do phụ nữ làm chủ.- Sàn UPCoM đón nhận mã cổ phiếu ngân hàng mới.- Nhận định diễn biến giao dịch tại Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Thế giới đã chứng kiến sự dịch chuyển địa-chính trị mạnh mẽ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự hồi sinh của nhóm Bộ Tứ kim cương (gồm Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Australia) theo sáng kiến của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo với hy vọng sẽ tạo ra “quyền lực mới” trong trật tự thế giới nhằm cân bằng những lợi ích cho các bên và đối phó với Trung Quốc, đã biến khu vực này thành tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Để có cái nhìn rõ hơn về sự dịch chuyển địa-chính trị mạnh mẽ và những động thái tăng cường hợp tác của nhóm Bộ Tứ kim cương trong một năm qua, BTV Quỳnh Nga trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ và phóng viên Việt Nga, thường trú Đài TNVN tại Australia.
Chỉ còn nửa tháng nữa, năm 2020 sẽ kết thúc, khép lại một năm vô cùng đặc biệt của thế giới với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19, với rất nhiều điểm nóng trong mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế - xã hội. Những điểm nóng đáng chú ý nhất của thế giới trong năm 2020 sẽ được chúng tôi phân tích trong mục Vấn đề quốc tế bắt đầu từ hôm nay, mở đầu là “câu chuyện dài kỳ” Brexit giữa Liên minh châu Âu (EU) và Anh.
- Hàng nghìn tỷ đồng “chôn” theo dự án treo.- Mô hình kinh tế chia sẻ và câu chuyện quản lý- nhìn từ trường hợp Grab tại Việt Nam”.- Quản lý thị trường Lạng Sơn phát hiện xe thư báo chuyển phát nhanh vận chuyển hàng nghìn sản phẩm hàng hóa nghi hàng lậu.- Nhìn lại 1 năm đàm phán về việc Anh rời Liên minh châu Âu – Brexit.- Loạt phóng sự “Đất chảy và thảm họa sạt lở núi miền Trung”. Phần 1 nhan đề: Ám ảnh sạt lở núi.- Lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đưa ra cam kết mới và tham vọng hơn về biến đổi khí hậu.
Trong bối cảnh Ba Lan đang cùng với Hungary kiên quyết phủ quyết ngân sách dài hạn của Liên minh châu Âu, trong đó có gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ ơ-rô, đã xuất hiện những ý kiến lo ngại rằng cuộc đối đầu căng thẳng và kéo dài giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn tới kịch bản Ba Lan rời khỏi Liên minh châu (còn gọi là Polexit). Chính phủ bảo thủ của Ba Lan do đảng Luật pháp và Công lý của Tổng thống Gia-rô-sláp Ka-xin-xky lãnh đạo từng khẳng định Ba Lan không muốn rời khỏi Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, khi tiếng nói phản đối hội nhập châu Âu ngày càng mạnh mẽ trong chính giới Ba Lan, thậm chí là trong chính liên minh cầm quyền, giới phân tích cho rằng nếu không kiểm soát tốt mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Ba Lan với Liên minh châu Âu, kịch bản Polexit có thể bị thúc đẩy một cách không mong muốn. Chuyên mục Vấn đề quốc tế sau đây với sự tham gia của bà Nguyễn Đỗ Sinh sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này:
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thoong-lun Xi-xu-lít dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Lào sang thăm Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 43 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam – Lào.- Ngày hội Tình nguyện Quốc gia và Lễ trao Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2020 diễn ra hôm nay, tại Hà Nội.- Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các chủ hồ chứa thủy điện rà soát việc tuân thủ quy trình vận hành, phương án đảm bảo an toàn hạ du.- Số ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Campuchia tiếp tục tăng. Chính phủ nước này tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, trong đó kéo dài thời gian cách ly lên 7 ngày, áp dụng từ ngày hôm nay.- Anh và Liên minh Châu Âu tiếp tục bất đồng trong đàm phán trước thời điểm kết thúc giai đoạn chuyển tiếp Anh chính thức rời khỏi EU vào ngày 31/12 tới.
- Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” toàn quốc năm nay cho 37 công trình, giải pháp sản phẩm sáng tạo tiêu biểu.- Tỉnh Đắk Lắk tiếp tục bị ngập lụt nghiêm trọng, hàng nghìn người dân lại đối mặt với hiểm nguy do mưa lũ.- Thỏa thuận thương mại giữa Liên minh Châu Âu và Anh nếu không đạt được, doanh nghiệp hai bên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi rào cản thuế quan.- Một sản phụ Singapore sinh con có kháng thể COVID-19.
Vào khoảng thời gian này những năm trước, người dân châu Âu đã bắt đầu bận rộn mua sắm và các hoạt động để chuẩn bị đón lễ Giáng sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, ảm đạm và im ắng là bầu không khí bao trùm các thành phố lớn ở châu Âu khi đại dịch Covid-19 đang trở lại biến châu lục trở này trở thành tâm dịch mới của thế giới. Nhiều quốc gia buộc phải hạn chế, thậm chí hủy bỏ các sự kiện chào đón mùa lễ sắp tới.
Đang phát
Live