Những ngày tháng 9 này, nhìn lại lịch sử hào hùng của đất nước, chúng ta không khỏi tự hào về những thành tựu to lớn mà đất nước ta đã đạt được trong thời gian qua. Đáng chú ý, việc thiết lập quan hệ ngoại giao, Đối tác chiến lược với nhiều quốc gia, trong đó có nước CHDCND Trung Hoa đã nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Với nỗ lực chung của cả hai bên, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc những năm gần đây đã tạo động lực mới để mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Trung Quốc phát triển mạnh mẽ toàn diện trên các lĩnh vực.
Sáng nay (25/8) tại TPHCM, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA)- Chi hội phía Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin, Sở Thông tin truyền thông TP.HCM tổ chức Hội thảo và triển lãm An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2023. Hội thảo có chủ đề “Công nghệ mới và an ninh mạng trong kỷ nguyên chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo” đã đề cập đến tính tất yếu phải chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và xử lý các nguy cơ mất an toàn thông tin khi thực hiện.
Hiện thực hoá Quyết định 1658 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, toàn nền kinh tế đang nỗ lực thực hiện 4 mục tiêu: Giảm phát thải khí nhà kính trên GDP, xanh hóa nền kinh tế, xanh hóa lối sống và tiêu dùng. Các chuyên gia khẳng định, trong nỗ lực xanh hóa này, đầu tiên, phải thay đổi nhận thức, đặc biệt trong cộng đồng doanh nghiệp khối ngành sản xuất. Thay đổi nhận thức được thì quá trình triển khai mới hiệu quả như kỳ vọng. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với doanh nhân, doanh nghiệp.
Sáng nay (4/8), tại Cần Thơ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo. Hội nghị do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND Thành phố Cần Thơ tổ chức trong bối cảnh biến đổi khí hậu gây sụt giảm sản lượng lúa gạo toàn cầu, thị trường lúa gạo đang nóng lên không ngừng. Nhiều ý kiến của các bộ ngành, chuyên gia nhận định đây là cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 14 của WEF (Diễn đàn Kinh tế thế giới Thiên Tân) chuẩn bị khai mạc tại Trung Quốc. Đây là Hội nghị có quy mô lớn thứ hai sau Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thường niên tại Thụy Sỹ. Diễn ra từ ngày 27-29/6/2023, đây là loạt hội nghị cấp cao do Diễn đàn Kinh tế Thế giới phối hợp với Chính phủ Trung Quốc phối hợp tổ chức nhằm tìm giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Chủ đề của diễn đàn năm nay “Tinh thần kinh doanh: Động lực của kinh tế toàn cầu”, được cho là mang một tinh thần rất mới với tham vọng đẩy mạnh kinh tế toàn cầu qua các chiến lược kinh doanh liên quốc gia. Dưới góc nhìn phân tích, đây cũng sẽ là cơ hội để nước chủ nhà Trung Quốc thúc đẩy các tham vọng kinh tế của mình sau 3 năm đai dịch với sự tham dự của đông đảo các nguyên thủ quốc gia và các nhà quản lý kinh tế toàn cầu. Việt Nam chúng ta cũng là một trong những đối tác quan trọng được mời tham dự Diễn dàn Kinh tế thế giới Thiên Tân lần này. BTV Hồ Điệp thông tin về Diễn đàn Kinh tế Thế giới Thiên Tân 2023.
Theo quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), những sản phẩm như cà phê, ca cao, gỗ, cao su... nếu xuất xứ từ vùng đất có rừng bị tàn phá, suy thoái sau ngày 31/12/2020 sẽ không được xuất khẩu vào thị trường này. Qui định này thể hiện trách nhiệm của EU đối với vấn đề môi trường toàn cầu, tuy nhiên, đối với người sản xuất cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng đây sẽ là thách thức và cơ hội của ngành hàng cà phê khi xuất khẩu.
Du lịch xanh gắn với thiên nhiên: Cơ hội phát triển bền vững của nhiều địa phương - Hiệp hội Du lịch Việt Nam triển khai Dự án hướng tới mục tiêu giảm thiểu rác thải nhựa trong ngành du lịch - Bảo tồn nghề thủ công truyền thống làm trang phục Mông đen Sa Pa
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nguồn dược liệu phong phú. Với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, vùng cao Quảng Ngãi đang thu hút nhiều doanh nghiệp đến khảo sát, liên kết triển khai các mô hình trồng, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm từ cây dược liệu, mở ra cơ hội thoát nghèo cho bà con vùng cao.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15 đã kết thúc tuần làm việc đầu tiên với rất nhiều vấn đề nóng được đặt lên bàn nghị sự. Đánh giá cao những kết quả quan trọng đạt được, tuy nhiên nhiều đại biểu không khỏi băn khoăn khi chất lượng tăng trưởng giảm sâu, khó hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 6,5% cho cả năm. Tại các tổ thảo luận hay bên hành lang Quốc hội, các đại biểu lo lắng đề xuất các giải pháp quyết liệt nhằm thúc đẩy tăng trưởng; đề nghị hành động quyết liệt, không để lãng phí thời gian, làm mất đi cơ hội phát triển, gây suy yếu bộ máy công quyền. Trong tuần làm việc đầu tiên, các phiên thảo luận sôi nổi ở Hội trường đóng góp toàn diện vào các dự án Luật để Quốc hội bấm nút thông qua tại kỳ họp này. PV Lại Hoa điểm lại những nội dung chính trong tuần làm việc đầu tiên.
“Chuyển đổi số không thể một người, không thể một tổ chức, một nước, một Chính phủ làm được. Chuyển đổi số là công cuộc cần sự tham gia của tất cả mọi người. Tài nguyên số còn hơn “mỏ vàng”, cả thế giới đều đang nỗ lực tạo lập và tranh thủ khai thác. Đây là tài nguyên của tư duy và dành cho tư duy sáng tạo”. Đó vừa là yêu cầu, vừa là mong muốn của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Diễn đàn cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam - Châu Á 2023 vừa bế mạc ngày 25/5 với chủ đề “Khai phá sức mạnh dữ liệu số, tiến vào tương lai chuyển đổi số”. Đó cũng chính là thông điệp gửi tới cộng đồng Startup Việt Nam. Chương trình có sự tham gia bàn luận, chia sẻ kinh nghiệm của ông Nguyễn Tử Quảng - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc tập đoàn công nghệ BKAV, Chủ tịch Ủy ban phát triển trí tuệ nhân tạo, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA); anh Nguyễn Văn Thành – Nhà sáng lập, Giám đốc Công nghệ Công ty Cổ phần công nghệ mạng Lancs việt Nam (Lancs network); cùng tham vấn từ ông Mai Duy Quang – Phó Chủ tịch VINASA, phụ trách khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Đang phát
Live