Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến cuộc sống của người dân đảo lộn trên nhiều khía cạnh – thị trường lao động cũng có nhiều biến động. Sự khác biệt đó đang thể hiện rõ như thế nào? Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề nào đang có nhu cầu nhân lực cao nhất? Đâu là giải pháp cho bài toán thiếu hụt lao động – cả về chất và lượng, trong một số ngành, nghề cụ thể? Bàn luận về vấn đề này, khách mời là bà Ngô Thị Ngọc Lan – Giám đốc khu vực miền Bắc, Navigos Search, tập đoàn Navigos.
- Chịu ảnh hưởng dịch covid 19 – xuất khẩu gỗ và đồ gỗ vẫn tăng trưởng.- EVFTA - Cơ hội và thách thức cho hàng nông sản.- Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới thời Covid-19.- Hướng đi nông sản sạch ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Mỹ tuyên bố sẽ thực hiện một kế hoạch nhằm “bóp nghẹt” Iran vào tuần tới, với việc kêu gọi đồng minh ủng hộ dự thảo nghị quyết gia hạn lệnh cấm vận vũ khí của Liên hợp quốc nhằm vào Iran. Kế hoạch của Mỹ được cho là có khả năng cao sẽ thất bại bởi lá phiếu phủ quyết của Nga và Trung Quốc. Mặc dù vậy, bước đi của Mỹ có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến căng thẳng mới giữa hai quốc gia này. BTV Phạm Hà thông tin.
Ngày 1- 8 , Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) chính thức đi vào thực hiện. Đây là Hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên Liên minh châu Âu (EU) ký với một nước đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, Việt Nam đang có cơ hội trở thành điểm trung chuyển, kết nối các hoạt động thương mại - đầu tư của EU tại khu vực này, nhất là EVFTA có mức cam kết cao nhất dành cho Việt Nam trong số các FTA nước ta đã ký. Làm thế nào để tận dụng được cơ hội từ hiệp định này?
- Phải cải cách triệt để mới tận dụng được các cơ hội từ EVFTA.- Nghĩa vụ trả nợ khi vay tín dụng tiêu dùng.- Ngành công thương: Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu, chống “găm hàng”, tăng giá .
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu -Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, mở ra cơ hội cho nhiều ngành kinh tế của nước ta thâm nhập thị trường đầy tiềm năng của Liên minh Châu Âu. Trong đó, nông sản, mặt hàng chủ lực và thế mạnh của đất nước sẽ có lợi hơn cả, khi được hưởng nhiều thuế suất ưu đãi ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Thế nhưng, để tận dụng cơ hội vàng này, việc tổ chức sản xuất nông sản trong nước cũng cần có những thay đổi lớn, phải thực sự chất lượng, an toàn và chuyên nghiệp; nếu không, cánh cửa thị trường EU vẫn không thể mở. Về nội dung này, BTV Hương Lan có bài bình luận.
Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực vào ngày 1/8/2020, không chỉ mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa Việt Nam xuất sang thị trường EU, mà còn là đòn bẩy thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam... Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sẽ được hưởng thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. EVFTA thực sự sẽ là cơ hội vàng, tạo ra cú hích lớn cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang EU là rất lớn nhưng thách thức cũng rất nhiều. Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, có thể gây tác động lớn tới mặt hàng này. Tuy nhiên, các điều kiện khắt khe cũng là một áp lực tích cực để thay đổi các tiêu chuẩn, quy chuẩn chưa thực sự hiệu quả còn tồn tại lâu nay. EVFTA – Cơ hội và thách thức cho nông sản Việt là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của vị khách mời là ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT).
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngày 2-8, lực lượng Trung tâm Ứng phó sự cố hóa học, sinh học, phóng xạ, hạt nhân- Bộ Quốc phòng phối hợp với Tiểu đoàn Hóa học 78- Quân khu 5, sử dụng 6 xe chuyên dụng tổ chức phun hóa chất tiêu độc, khử trùng khu phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Tin của PV Đình Thiệu tại miền Trung.
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, gọi tắt là EVFTA, đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, mở ra trang mới trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Điều quan trọng hiện nay là làm thế nào để thực thi hiệp định này có hiệu quả nhất cho nền kinh tế, và cụ thể là cách thức nào để giúp doanh nghiệp Việt Nam vượt qua thách thức – tận dụng cơ hội từ EVFTA? Đây cũng là chủ đề được bàn luận với sự tham gia của các vị khách mời là bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và bà Bùi Kim Thùy, chuyên gia nghiên cứu và tư vấn về chính sách hội nhập cho doanh nghiệp.
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày (1/8) tới đây là cơ hội lớn để các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Vùng ĐBSCL đang có lợi thế lớn khi những mặt hàng nông sản rộng cửa và đón ưu đãi về thuế khi Hiệp định chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên để tận dụng được cơ hội này doanh nghiệp cần phải thay đổi sản xuất, chuẩn hóa chuỗi giá trị để đáp ứng được yêu cầu khắt khe mà các nước Liên minh Châu Âu đặt ra. Ghi nhận của phóng viên Phạm Hải.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)