TP.HCM có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất với hơn 1.400 doanh nghiệp. Nhận thức rõ vấn đế sử dụng công nghệ cũ, thâm dụng lao động sẽ hạn chế sức cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh hơn thì doanh nghiệp cần được hỗ trợ thiết thực hơn.
TP.HCM có 17 khu công nghiệp, khu chế xuất với hơn 1.400 doanh nghiệp. Các khu này đã nhận rõ vấn đế sử dụng công nghệ cũ, thâm dụng lao động sẽ hạn chế sức cạnh tranh. Từ đó, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ để tăng năng suất lao động. Tuy nhiên, để thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhanh hơn thì doanh nghiệp cần được hỗ trợ thiết thực hơn.
Thời gian qua, sầu riêng các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc tăng mạnh, khiến nước này đang đẩy nhanh xây dựng kho lạnh bảo quản và các cơ sở chế biến tại thành phố Sủng Tả, cách biên giới với Việt Nam khoảng 100km.
Tại khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, với đặc thù đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 90% dân số, để thực hiện chuyển đổi số, các địa phương đã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại các bản. Tổ công nghệ số này có nhiệm vụ đến từng nhà, trực tiếp hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ, truy cập mạng để đọc thông tin, tìm hiểu kiến thức phục vụ cuộc sống.
Sáng nay (1/6), Hội Nông dân tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thảo thông qua đề xuất dự án Thí điểm sản xuất sầu riêng ứng dụng công nghệ thông minh và kết hợp xây dựng mô hình vườn mẫu sầu riêng gắn với du lịch trải nghiệm nông nghiệp.
Sau khi Mỹ áp đặt hàng loạt biện pháp cấm xuất khẩu con chip sang Trung Quốc, Trung Quốc mới đây cũng đã cấm mua sản phẩm của Micron – nhà sản xuất lớn nhất của Mỹ. Đây là sự đáp trả mạnh mẽ và trực diện từ phía Trung Quốc – khác hẳn so với những phản ứng trước đây và được nhận định là bước leo thang lớn trong cuộc chiến đang diễn ra giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới về khả năng tiếp cận các công nghệ quan trọng. Điều gì tác động đến sự thay đổi trong cách phản ứng của Trung Quốc? Cuộc chiến “con chip” Mỹ - Trung sẽ đi tới đâu?
Vượt qua nhiều công trình tiêu biểu, 43 công trình xuất sắc nhất sẽ được nhận Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2022. Lễ Tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2022 sẽ được tổ chức vào tối 31/5, tại Nhà hát lớn TP. Hà Nội.
Lao động, thương binh và xã hội; giao thông vận tải; khoa học và công nghệ; dân tộc là 4 nhóm vấn đề được lựa chọn để chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15.- Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2030, 25% gạo xuất khẩu trực tiếp mang nhãn hiệu Gạo Việt Nam/Vietnam rice.- Kinh tế số tại Đà Nẵng đóng góp đáng kể trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội thành phố với tỷ lệ 17,5%.- Việt Nam đang theo dõi sát siêu bão Mawar, cơn bão mạnh nhất trên toàn cầu kể từ đầu năm đến nay.- Các bên giao tranh tại Xu-đăng đều đang tuân thủ tốt lệnh ngừng bắn, mặc dù vẫn còn một số báo cáo về giao tranh nhỏ tại thủ đô và khu vực khác.- Hàn Quốc: Một máy bay bị mở cửa thoát hiểm khi đang trong quá trình hạ cánh.
Từ ngày 21/5, hành khách trên tuyến tàu điện ngầm sân bay Đại Hưng ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc chỉ cần quét lòng bàn tay là có thể vào ga và lên tàu. Đây là tuyến tàu điện ngầm sử dụng công nghệ thanh toán sinh trắc học bằng vân lòng bàn tay đầu tiên trên thế giới.
Sáng nay, tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Phát triển xã hội phối hợp với Tổ chức Plan International tại Việt Nam tổ chức chương trình “Giới thiệu các sản phẩm của Dự án Em vui” nhằm tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về việc mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số.
Đang phát
Live