
Đoàn công tác gồm 500 cán bộ y tế, giáo viên, sinh viên các trường Y của tỉnh Quảng Ninh đã lên đường chi viện thành phố Hà Nội ngăn chặn dịch bệnh Covid-19.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA trong thời gian sớm nhất; tiếp tục hỗ trợ vắc-xin và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị cho Việt Nam.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thăm chính thức Phần Lan.- Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi thông qua Tuyên bố New Delhi, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác để nghiên cứu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.- Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố sáng kiến 6 điểm nhằm ứng phó với dịch Covid-19.
Hội thảo “Hướng dẫn tiếp cận thị trường và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam sang các thị trường châu Phi nói tiếng Anh” do Bộ Công Thương tổ chức sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến vào chiều mai (10/9/2021). Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được sử dụng phổ biến trong các hoạt động đối ngoại, kinh tế, thương mại, đầu tư… tại trên 25 quốc gia khu vực châu Phi, trong đó có một số đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam tại khu vực như Nam Phi, Ai Cập, Nigeria, Ghana, Tanzania, Kenya, Cameroon… Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và các nước châu Phi nói tiếng Anh cơ bản mang tính chất bổ sung cho nhau. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng: nông sản (gạo, hạt tiêu, cà phê, chè, rau quả…), thủy sản, điện tử, máy móc (điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng), hàng dệt may và giày dép, hàng tiêu dùng, sữa và sản phẩm sữa… Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, các câu hỏi, đề xuất của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hiệp hội ngành hàng… tại hội thảo sẽ Thương vụ Việt Nam tại các thị trường châu Phi nói tiếng Anh (Nam Phi, Ai Cập, Nigeria) trực tiếp giải đáp. Nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 1899/QĐ-BCT ngày 30/7/2021, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tăng cường kết nối giao thương, phát triển thương mại với đối tác các nước nói tiếng Anh tại châu Phi trong bối cảnh dịch Covid-19 nên các doanh nghiệp được miễn phí hoàn toàn phí tham dự hội thảo. Doanh nghiệp, tham dự Hội thảo trực tiếp thông qua nền tảng Zoom Meeting (Meeting ID: 850 2099 6797, Passcode: 123456). Doanh nghiệp đăng ký tham gia thông qua liên kết sau: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdOSHg9BuN0W_CZC342krfn48vrUFEUDmUkRKKOseKtQKKNyg/viewform?vc=0&c=0&w=1&flr=0
Do dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát và để giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống người dân Thành phố Mỹ Tho, từ 0 giờ ngày 9-9 sẽ dỡ bỏ phong tỏa nhiều địa bàn.
Tại quy định 22, Ban chấp hành Trung ương yêu cầu công tác kiểm tra, giám sát phải kịp thời phát hiện những nhân tố mới, tích cực để phát huy, bảo vệ cái đúng, bảo vệ người tốt, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đột phá vì lợi ích chung. Đây là sự thay đổi lớn về quan điểm cũng như tư duy trong công tác kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật của Đảng. Nhìn lại công cuộc đổi mới của đất nước ta trong hơn 35 năm qua đã chứng minh, những tấm gương đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, khởi xướng công cuộc đổi mới như Tổng Bí thư Trường Chinh; Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh; quyết định xây dựng đường dây tải điện 500 kV của Thủ tướng Võ Văn Kiệt…. đã trở thành những yếu tố quyết định, mở đường cho sự phát triển kinh tế - xã hội có tính đột phá ở nước ta trong thời kỳ mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không chỉ là việc cán bộ quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao, mà còn thể hiện ở tinh thần dám đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực, dám đứng lên phê phán, nhìn thẳng vào những khuyết điểm của bản thân, của tập thể, đồng nghiệp và của cấp trên. Trong bối cảnh hiện nay, đây là công việc rất khó. Làm sao để ngày càng có nhiều cán bộ thực sự tâm huyết với nhiệm vụ được nhân dân tin tưởng trao quyền giao phó? Vậy làm thế nào để khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám đột phá vì lợi ích chung?
Lực lượng Taliban hiện đang nắm quyền kiểm soát đất nước Afghanistan ngày 7/9 đã công bố cơ cấu của Chính phủ mới. Thành phần nội các mới ở Afghanistan đều là các gương mặt kỳ cựu, từng nhiều năm chiến đấu trong hàng ngũ Taliban.
Chiều 07/9, tại Phiên họp toàn thể trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 15, Tổng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021 đã thực hiện nghi thức chuyển giao chức Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2021-2024 cho Chủ tịch Kiểm toán Nhà nước Thái Lan. Đại hội cũng chính thức thông qua việc thành lập Nhóm công tác về kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững và Nhóm công tác về kiểm toán quản lý khủng hoảng của ASOSAI.
Dự Lễ khai giảng cùng các thầy cô giáo Trường Dân tộc nội trú tỉnh Yên Bái, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao việc Yên Bái triển khai thí điểm mô hình “Trường học hạnh phúc”.- Chủ trì họp trực tuyến với các địa phương về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương phải nỗ lực từ cấp xã, phường để tuyên truyền cho ngư dân hiểu và thực hiện.- Bộ Công an cho biết sẽ vào cuộc xử lý các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện có dấu hiệu lừa đảo tiền từ thiện.- Mỹ kích hoạt quan hệ ngoại giao với Afganistan trước lo ngại sự gia tăng của các phần tử khủng bố.- Cuba trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêm chủng đại trà vaccine phòng chống COVID-19 cho trẻ em từ 2-11 tuổi.
Chiều 6/9, Cuộc họp Ban điều hành Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) lần thứ 56 được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của đại diện các cơ quan kiểm toán tối cao thành viên ASOSAI. Cuộc họp tập trung thảo luận và thông qua những vấn đề quan trọng của ASOSAI. Báo cáo của các Nhóm công tác, đặc biệt là 2 Nhóm công tác mới của ASOSAI là Nhóm kiểm toán các mục tiêu phát triển bền vững và Nhóm kiểm toán quản lý khủng hoảng được đặc biệt quan tâm. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trên cương vị Chủ tịch ASOSAI nhiệm kỳ 2018-2021. Việc bám sát các khuyến nghị trong Tuyên bố Hà Nội của ASOSAI và các thành viên cho thấy sự nghiêm túc và luôn chủ động để ứng phó với những thách thức chung của khu vực trong lĩnh vực kiểm toán công, trong đó có lĩnh vực Kiểm toán môi trường và kiểm toán thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên hiệp quốc, một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ mỗi quốc gia, khu vực Châu Á và toàn cầu.
Triển khai chủ trương miễn giảm học phí (trong điều kiện dịch COVID 19) như thế nào, để tạo ra sự công bằng đồng bộ trong phạm vi cả nước, đặc biệt ở những địa phương bị tác động nặng nề như thành phố HCM, Bình Dương và nhiều địa phương phía Nam?
Đang phát
Live