Hôm qua (3/8) Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tiến hành họp và thảo luận về chủ đề nguy cơ mất an ninh lương thực và nạn đói do xung đột leo thang. Các bên tham dự cuộc họp một mặt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vạnh ra lằn ranh đỏ cho an ninh lương thực toàn cầu, mặt khác cũng khẳng định cần chú trọng các biện pháp mang tính bền vững nhằm bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất hiện nay.
Phát triển kinh tế biển và ven biển, trong đó ngành nuôi trồng và khai thác hải sản là một trong những nội dung trọng điểm. Rất nhiều chính sách hỗ trợ, nhiều biện pháp cụ thể đã được triển khai từ Trung ương đến địa phương vì một nghề cá phát triển bền vững, đúng pháp luật. Đồng hành cùng mỗi chuyến ra khơi giữa bao la sóng nước là sự quan tâm và hỗ trợ của đất liền.
Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Trong 20 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phối hợp cùng các đơn vị và địa phương khu vực biên giới triển khai Luật Biên giới quốc gia hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến – Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng đã có cuộc trao đổi với PV Đài TNVN về vấn đề này:
Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước. Trong 20 năm qua, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã phối hợp cùng các đơn vị và địa phương khu vực biên giới triển khai Luật Biên giới quốc gia hiệu quả và đạt được những kết quả quan trọng. Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến – Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng đã có cuộc trao đổi với PV Đài TNVN về vấn đề này.
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
Đến năm 2030, Việt Nam phát triển đột phá về các ngành kinh tế biển, trong đó, kinh tế hàng hải đứng thứ 2 theo thứ tự ưu tiên, sau nhóm ngành Du lịch và dịch vụ biển, trước nhóm ngành Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác… Đây là mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 36 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, về chiến lược phát triển kinh tế biển VN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… Thực tiễn cho thấy, hệ thống cảng biển và logistics Việt Nam đã và đang góp phần rất quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế đất nước... Việt Nam có 3 cảng biển lọt top 100 cảng biển có sản lượng thông quan cao nhất thế giới..
Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc. Để thực hiện nhiệm vụ cao cả này, lực lượng hải quân ngày càng được rèn luyện tinh nhuệ và trang bị các thiết bị vũ khí hiện đại, ngang tầm thế giới. Trong đó, lực lượng tàu ngầm đã được thành lập hơn 12 năm qua, với lớp tàu Kilo 636 hiện đại, hoạt động bí mật cao, có khả năng tác chiến hiệp đồng và độc lập tác chiến, đủ sức răn đe và mối đe dọa lớn đối với các tàu ngầm, tàu mặt nước của đối phương trong tác chiến. Các cán bộ chiến sĩ trong lực lượng tàu ngầm được rèn luyện cả bản lĩnh chính trị và chuyên môn kỹ thuật cao để làm chủ những con tàu hiện đại chinh phục lòng biển, sẵn sàng tham gia các phương án tác chiến cao nhất; kịp thời đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biển đảo trong tình hình mới. Trong chuyên mục “Mạnh giàu từ biển quê hương” hôm nay, phóng sự về nội dung này với nhan đề: “Ước mơ chinh phục lòng biển”.
- Nửa thế kỷ đồng hành, quan hệ Việt Nam-Singapore phát triển toàn diện, bao trùm và sâu rộng - Việt Nam đứng thứ hai về lượng khách du lịch đến Lào - Chuyên mục “Biên cương một dải” với nội dung: “Những thành tựu trong công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia”.
Biển đảo là không gian sinh tồn, gắn bó với người dân Việt Nam như máu thịt, hình thành tập quán sinh hoạt và văn hoá biển đa dạng ở nhiều vùng miền trên cả nước. Bao đời nay, những ngư dân can trường bám biển, vừa để mưu sinh, phát triển kinh tế vừa góp phần giữ vững mảnh đất thiêng liêng, một phần máu thịt của Tổ quốc ngoài khơi xa. Những con tàu đánh cá của ngư dân ngày ngày giong buồm ra biển, mang về khoang nặng cá đầy, mang về những sản vật quý báu mà biển cả ban tặng. Trong tiết mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay, nhóm PV Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện phóng sự “Giong buồm ra biển” .
Từ buổi bình minh của dân tộc cho đến nay, người Việt luôn gắn bó máu thịt với biển, để cho đến hôm nay biết bao thế hệ nối tiếp nhau như một lẽ tự nhiên gắn cuộc đời với biển, chinh phục biển, mưu sinh từ biển. Bờ biển Việt Nam mở ra cả 3 hướng Đông, Nam và Tây Nam nên rất thuận lợi cho việc giao lưu thương mại quốc tế và hội nhập kinh tế biển. Kinh tế biển nắm giữ tiềm năng vô cùng lớn trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới. Chiến lược biển Việt Nam là quyết tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm đưa nước ta trở thành quốc gia biển để Việt Nam “MẠNH VỀ BIỂN –GIÀU TỪ BIỂN”. Nhìn lại kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng trên các vùng biển, đảo từ đầu nhiệm kỳ đến nay; và 5 năm thực hiện Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Năm đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045”.
Đang phát
Live