“Trung hòa khí thải carbon để bảo vệ môi trường” là mục tiêu của nhiều quốc gia, trong đó nhiều nước hướng tới phát thải ròng bằng 0 trong vài thập kỷ tới. Là quốc gia phát thải khí nhà kính đứng thứ 8 trên thế giới, Indonesia gần đây đã đưa ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 hoặc sớm hơn. Để thực hiện mục tiêu này chính quyền của T ổng thống Joko Widodo đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó tiến tới một nền công nghiệp dựa vào năng lượng sạch.
Số ca mắc Covid-19 ở nước ta tiếp tục gia tăng trở lại khi ngày hôm qua (29/11) cả nước ghi nhận gần 14 nghìn trường hợp mắc mới. Trong bối cảnh thích ứng an toàn và linh hoạt, vấn đề đặt ra là các tỉnh, thành phố cần khống chế số ca F0 ở mức nào để không quá tải hệ thống y tế, nhất là khi nguy cơ virus biến chủng Omicron hoàn toàn có thể xâm nhập vào nước ta. Phóng viên Văn Hải phỏng vấn Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về vấn đề này.
Cả thế giới đang nâng cao khả năng cảnh giác khi khi xuất hiện biến thể Omicron được cho là có thể ít nguy hiểm hơn biến thể Delta. Tuy nhiên, từ thực tế các trường hợp nhập cảnh vào Australia mang biến thể Omicron cho thấy, các trường hợp này đều có triệu chứng nhé.
Ngày 29/11, Cộng hòa Séc và Ba Lan tuyên bố triển khai hạn chế nhập cảnh mới, cũng như thắt chặt các biện pháp về vệ sinh dịch tễ cũng như giãn cách xã hội để ngăn chặn nguy cơ lây lan của biến thể Omicron.
Sau khi xuất hiện siêu biến thể Omicron với những nguy cơ khó lường, các quốc gia và khu vực ngay lập tức đã có những phản ứng nhanh chóng và quyết liệt. Các diễn đàn khu vực, toàn cầu trong đó có Hội nghị Bộ trưởng Y tế G7 cũng được triệu tập khẩn để phân tích các diễn biến mới cũng như bàn tính giải pháp ứng phó. Thế nhưng, một lần nữa, không chỉ là vấn đề biến thể mới nguy hiểm đến mức nào, Omicon còn “vô tình” làm lộ diện rất nhiều mặt trái và thực trạng nhức nhối vẫn đang tồn tại trong cuộc chiến chống COVID-19, thậm chí có thể “kéo lùi” mọi nỗ lực toàn cầu nếu không sớm được giải quyết triệt để.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng chống thiên tai: tăng thêm sức mạnh cho công tác phòng chống thiên tai.- Trưng bày hàng thật - hàng giả giúp người tiêu dùng nhận diện hàng thật- hàng giả.- Biến thể Omicron hâm nóng các diễn đàn toàn cầu.- "Xanh-Thông minh- Nhân văn" là xu thế phát triển kinh tế tương lai.
Tối nay, theo giờ VN, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến Matxcova, bắt đầu chuyến thăm chính thức Liên bang Nga theo lời mời của Tổng thống Putin- Hôm nay Hà Nội ghi nhận 390 ca mắc mới COVID 19, cao nhất trong đợt dịch thứ tư- Thành phố Hà Nội quyết định thí điểm điều trị các ca F0 thể nhẹ tại nhà và dự kiến cho học sinh Trung học phổ thông ở một số khu vực đi học trực tiếp từ ngày 6/12 tới- Quốc hội Thụy Điển tiếp tục bầu bà Andersson làm Thủ tướng- Ngành du lịch Nam Phi thiệt hại nặng nề do biến thể Omicron của virus SARS-COVI-2- Trong khi ngành du lịch toàn cầu ước tính sẽ thất thu 2.000 tỷ đôla trong năm nay do đại dịch COVID-19
Làm việc với Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Chương trình tiếp cận vaccine phòng COVID-19 toàn cầu và Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng tiếp tục phân bổ thêm vaccine tới Việt Nam, trong đó ưu tiên vaccine cho trẻ em.- Các chỉ số sản xuất công nghiệp, tình hình đăng ký doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu tăng … trong tháng 11 cho thấy kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi.- Tổng cục thống kê công bố: 11 tháng năm nay, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.- Iran và nhóm P5+1 nối lại vòng đàm phán thứ 7 về khôi phục thỏa thuận hạt nhân.- Thế giới chạy đua chống biến thể Covid-19 mới với tên gọi Onicron. Hôm nay Anh kêu gọi họp khẩn Bộ trưởng Y tế G7 để thảo luận những diễn biễn của biến thể Omicron, trong khi đó Hiệp hội Y tế Nam Phi thì cho rằng Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới; tiếp Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Thế giới trong chuyến thăm chính thức Thụy sỹ.- Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ 7.- Bộ Y tế đề xuất Chính phủ xem xét tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ 7 quốc gia thuộc Châu Phi, liên quan đến biến thể Omicron.- Tổ chức Y tế thế giới họp phiên đặc biệt bàn về một hiệp ước toàn cầu ngăn ngừa đại dịch. Bộ trưởng Y tế G7 cũng họp khẩn tìm biện pháp ứng phó Omicron.
Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 lại vừa có thêm một lực cản mới được đánh giá sẽ kéo lùi các nỗ lực trở lại cuộc sống bình thường của các quốc gia. Lực cản với tên gọi “biến thể B.1.1.529” xuất hiện lần đầu tiên tại châu Phi được các nhà khoa học đánh giá là có số lượng đột biến rất cao, có khả năng né tránh các hệ miễn dịch được tạo ra bởi vaccine. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cuối tuần qua đã phải tổ chức cuộc họp khẩn cấp, đặt lại tên cho siêu biến thể là Omicron, đồng thời tuyên bố đây là biến thể đáng quan ngại. Vậy mức độ nguy hiểm của siêu biến thể này ra sao, các nước và khu vực đã ghi nhận chủng mới này đang chuẩn bị những gì để ứng phó. Thông tin cụ thể từ các phóng viên TT tại Ai Cập theo dõi Trung Đông-Châu Phi, TT tại Pháp theo dõi Tây Âu và TT Trung Quốc!
Đang phát
Live