Vượt qua khó khăn, thách thức của một tỉnh biên giới nghèo những ngày đầu chia tách năm 2004; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền và nỗ lực vươn lên của người dân, Lai Châu đã thoát khỏi tình trạng của một tỉnh kém phát triển. Những bước đi vững chắc trên chặng đường 20 năm xây dựng, phát triển đã, đang giúp Lai Châu chuyển mình nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực, từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc.
Người lính luôn là đề tài đầy cảm hứng để các nhà văn, nghệ sĩ sáng tác, với Trung tá, nhà văn Phạm Vân Anh - Cục Chính trị Bộ đội biên phòng vẫn tiếp tục khắc hoạ chân dung người lính bảo vệ biên cương của Tổ quốc trong thời bình hùng dũng, hiên ngang. Các chiến sĩ biên phòng ngoài nhiệm vụ tuần tra, canh gác, còn thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác để hỗ trợ nhân dân biên giới, như bác sĩ, thầy giáo, “ba bám bốn cùng” với người dân làm kinh tế, thực hiện các chương trình từ thiện, an sinh …Những việc làm ý nghĩa đó đã được nhà văn, nhà thơ Phạm Vân Anh gói gém trong các tác phẩm văn học, thơ ca. Chị đã ghi dấu ấn mạnh mẽ trong mảng đề tài biên giới, biển đảo, đó là sự hy sinh thầm lặng của những chiến sĩ biên phòng và tình yêu sâu đậm với bà con biên giới, ngày đêm canh giữ biên cương của Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam 22-12, Chuyện đêm hôm nay, trung tá Phạm Vân Anh chia sẻ những tâm tư, tình cảm của mình với tình yêu miền biên giới không bao giờ cạn qua các tác phẩm văn, thơ và âm nhạc.
Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, thời gian qua, những người lính quân y ở tỉnh biên giới Điện Biên luôn nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân. Ân tình đó đã góp phần không nhỏ vào việc thắt chặt tình quân dân ở nơi cực Tây của Tổ quốc.
Trong một thông cáo công bố ngày 18/12, Vương quốc Anh cho biết sẽ áp dụng thuế biên giới carbon bắt đầu từ năm 2027 đối với hàng hóa nhập khẩu phát thải nhiều carbon trong quá trình sản xuất.
Nhờ thường xuyên được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, người dân ở khu vực biên giới Lai Châu đã có chuyển biến rõ nét trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Những chương trình hành động, việc làm cụ thể, hiệu quả, thiết thực của cán bộ, chiến sĩ biên phòng và lực lượng trên địa bàn đã góp phần củng cố niềm tin, thắt chặt sự đoàn kết, gắn bó với cấp ủy, chính quyền và người dân địa phương, tạo ra thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
BTV dẫn: Thưa quý vị và các bạn! Quân đội tham gia phát triển sản xuất, xây dựng kinh tế đất nước là biểu hiện chức năng “đội quân lao động sản xuất”, thể hiện bản chất cách mạng, truyền thống tốt đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Nghệ An, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đã nỗ lực, cố gắng, ghi dấu nhiều chiến công, thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Để quý vị có cái nhìn chân thực về những cống hiến thầm lặng của các anh, bắt đầu từ chương trình hôm nay chúng tôi phát loạt bài: “Bộ đội về làng” của PV Sỹ Đức. Bài thứ nhất có nhan đề “Hành trình xoá mù giữa đại ngàn biên cương”, mời quý vị cùng nghe:
- Kỳ vọng thị trường bất động sản khi khung pháp lý được hoàn thiện - Phỏng vấn ông Đỗ Nam Bình - Trưởng phòng khoáng sản và luyện kim, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon” tới hoạt động xuất khẩu thép & các bước chuẩn bị của Việt Nam trong lộ trình thực hiện cơ chế này đối với các sản phẩm công nghiệp. - Ngành Dầu khí Việt Nam - "Đầu tàu" của nền kinh tế.
Bắt đầu từ hôm nay (24/11), Phần Lan sẽ đóng hầu hết các cửa khẩu biên giới với Nga và chỉ mở duy nhất tuyến đường qua Bắc Cực xa xôi nhằm kiểm soát người di cư trái phép. Động thái có thể khiến căng thẳng giữa Nga và Phần Lan, cũng như giữa Nga và Liên minh châu Âu leo thang hơn nữa trong bối cảnh quan hệ 2 bên đang xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Chính phủ Nga đã cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng, buộc hàng trăm người phải ở ngoài trời trong thời tiết lạnh giá của mùa đông.
Là tỉnh có khoảng 80% diện tích là đồi núi và hơn 230km đường biên giới, điều kiện phát triển giáo dục tại tỉnh Lạng Sơn còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, ngành giáo dục Lạng Sơn đã ưu tiên các nguồn lực xây dựng và trang thiết bị trường học tại các huyện biên giới, từng bước giảm bớt sự chênh lệnh trong công tác giáo dục so với các địa phương khác.
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới còn nhiều khó khăn, giao thông đi lại ở các bản vùng cao còn nhiều cách trở, đặc biệt là vào mùa mưa, nhiều bản còn chưa có điện, chưa có sóng điện thoại. Tuy nhiên với tinh thần vượt lên khó khăn, gian khổ, với lòng yêu nghề, mến trẻ, những giáo viên ở các điểm trường vùng cao biên giới của tỉnh Điện Biên vẫn ngày ngày bám bản, bám trường để dạy dỗ các em nhỏ.
Đang phát
Live