- Nên hay không nên duy trì hệ thống trường chuyên?- Chiến dịch tìm bạn tâm thư cho người cao tuổi tại các cơ sở dưỡng lão Victoria ở Mỹ.- Cách chăm sóc và bảo vệ đôi mắt trong mùa nắng nóng.- Gian truân gieo chữ để phát triển kinh tế và bảo vệ biên giới.
- Yên Bái kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh (11/4/1900), 75 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (30/6/1945) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.- Cháy rừng lại bùng phát tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An) không chỉ uy hiếp đến an nguy của gần 300 hộ dân mà còn đe dọa trực tiếp đến di tích đền Cuông và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu sát đó. Trong khi đó, rừng tại dãy núi Mồng Gà, thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh vẫn tiếp tục cháy lan rộng, gây thiệt hại hàng trăm hec ta.- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, năm nay thời gian khai giảng thống nhất trên toàn quốc vào ngày 5/9 và không tổ chức dạy học trước thời gian này.- Đài TNVN tiếp tục phát sóng bài 2 trong loạt phóng sự “Đừng khóc một mình”. Bài 2 với tiêu đề: “Xâm hại tình dục học đường: Sau cổng trường có còn là vùng an toàn?”.- Mỹ tuyên bố sẽ chấm dứt thỏa thuận cho phép xuất khẩu sang Hồng Kông (Trung Quốc) thiết bị quốc phòng. Ngay lập tức, lãnh đạo Hồng Kông cho biết, sẽ phối hợp với chính quyền Trung ương Trung Quốc đáp trả các trừng phạt của Mỹ.- Châu Âu trước ngưỡng cửa mở biên giới ngoài khối từ ngày mai 1/7.
Trong tuyên bố mới nhất, chính quyền Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố vẫn sẽ đóng cửa biên giới mặc dù Liên minh châu Âu chuẩn bị mở cửa trở lại, cho phép các công dân của nước này nhập cảnh vào châu Âu từ ngày mai - 1/7. Đồng thời, New Zealand cũng dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) theo hình thức trực tuyến vào năm tới.
Trước áp lực mở cửa biên giới để hạn chế thiệt hại kinh tế, đêm qua (theo giờ Việt Nam), các nước thành viên Liên minh châu Âu đã phải tiến hành cuộc bỏ phiếu về việc có mở cửa lại biên giới với danh sách 14 quốc gia ngoài khối từ ngày mai - 1/7 hay không. Để có những thông tin cập nhật về cuộc bỏ phiếu vừa diễn ra cũng như những tác động của quyết định mới nhất của giới chức châu Âu, chúng tôi có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu.
Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang dự định mở lại các đường biên giới châu Âu từ ngày 1/7 tới, sau một loạt cuộc đàm phán kéo dài nhiều ngày qua, các nước thành viên đến nay vẫn đang chia rẽ về việc, liệu có tiếp tục cấm du khách từ các nước vẫn đang phải chống chọi với đại dịch hay không. Đáng nói là khi giới chức khu vực còn đang bàn thảo chưa thể thống nhất thì tại một vài nước, chính quyền thậm chí đã mở cửa sân bay đón du khách từ các nước ngoài khu vực châu Âu. Cộng thêm những khác biệt và mâu thuẫn có sẵn, châu Âu vẫn tiếp tục rối bời trong xử lý các vấn đề trong và sau dịch Covid-19.
- Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Thủ tướng Malaysia trao đổi về hợp tác song phương và các vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm trong bối cảnh đại dịch Covid-19.- Việt Nam sẽ phối hợp tích cực với các nước ASEAN thực hiện nhiệm vụ kép, vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiếp tục nỗ lực xây dựng cộng đồng lớn mạnh.- Tại cuộc họp diễn ra chiều nay tại Quảng Ninh, Hội đồng tiền lương quốc gia thống nhất chưa xem xét tăng lương tối thiểu vùng năm 2021.- Trung Quốc và Ấn Độ thống nhất dừng xung đột biên giới sau cuộc họp kéo dài 11 tiếng.- Bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vẫn quyết định tổ chức tổng tuyển cử sớm vào ngày 10/7 tới.
Ngày 23/06, tại thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức “Hội nghị tập huấn, tuyên truyền kết quả công tác quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam- Campuchia năm 2020”. Tin của PV Khoa Điềm, thường trú tại khu vực Tây Nguyên.
Trong một tuyên bố vào ngày hôm qua (20/6), Saudi Arabia cho biết, nước này ủng hộ Ai Cập về quyền bảo vệ biên giới ở phía Tây giáp với Libya trước các nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố. Thế Nguyễn, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Ai Cập đưa tin.
Tình hình tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang diễn biến hết sức căng thẳng, đặc biệt là cuộc đụng độ đêm 16/6 với báo cáo thương vong từ cả phía Ấn Độ và Trung Quốc lên tới hàng chục người. Đáng chú ý, cuộc đụng độ bạo lực này diễn ra chỉ hơn 10 ngày sau khi Ấn Độ và Trung Quốc tiến hành các cuộc đối thoại thông qua kênh ngoại giao và quân sự, trong đó cả hai bên thông báo đã đạt “đồng thuận tích cực” để giải quyết vấn đề một cách hòa bình. Chính vì vậy, cuộc đụng độ gây thương vong cho cả hai phía được cho là một diễn biến bất ngờ và nguy hiểm. Nguyên nhân đằng sau những diễn biến nguy hiểm này cùng tác động của cuộc xung đột biên giới Ấn – Trung tới tình hình an ninh khu vực, tới trục quan hệ các nước lớn ở khu vực chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là gì? BTV Thúy Ngọc trao đổi với phóng viên Phan Tùng, thường trú tại Ấn Độ.
- Những yêu cầu về cải cách thể chế khi thực hiện EVFTA.- Nguyên nhân đằng sau những diễn biến nguy hiểm của cuộc xung đột biên giới Ấn Độ – Trung Quốc.- Cần xác thực thông tin cá nhân để minh bạch hóa quy trình thanh toán điện tử.- Chợ truyền thống-nơi tiềm tàng bùng phát dịch Covid-19.
Đang phát
Live