
Sau 99 năm, kể từ ngày ra đời tờ báo "Thanh niên" do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, đến nay, Việt Nam có hơn 820 cơ quan báo chí với hơn 41.000 người làm báo, đã và đang đóng góp quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đáng chú ý, từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, báo chí đã phát huy vai trò quan trọng trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Những tác phẩm báo chí đặc sắc, có sức lan tỏa đã trở thành "vũ khí lý luận sắc bén" nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đồng thời nhân lên những tấm gương người tốt, việc tốt với tinh thần "lấy xây để chống", "lấy cái đẹp dẹp cái xấu".
Những lỗ hổng về an toàn cháy nổ đối với các mô hình nhà ở và các giải pháp khắc phục- Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào việc chăm sóc thú cưng- Anh bộ đội say mê làm báo ở Tiền Giang
Đã trên 10 năm qua, hoạt động thông tin, tuyên truyền trên mọi lĩnh vực của Bệnh viện quân y 120 (Cục Hậu cần Quân khu 9, đóng quân trên địa bàn phường 6, TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) được đều đặn đăng, phát trên nhiều cơ quan báo, đài và trang thông tin điện tử của bệnh viện. Qua đó những hình ảnh đẹp, những thông tin về hoạt động điều trị bệnh nhân, các hoạt động khác của bệnh viện quân y sớm đến với mọi người, uy tín của bệnh viện ngày càng nâng lên. Trong thành quả có sự miệt mài làm việc của anh bộ đội- một nhà báo không chuyên Thượng tá CN Trần Ngọc Cường, Ban Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện quân y 120) đã được đồng đội thân gọi với cái tên trìu mến “Phóng viên chiến trường”.
Nhiều năm qua, bút danh “Xích Lô” với mảng đề tài nông nghiệp – nông dân- nông thôn đã trở nên quen thuộc trên các trang báo. Bộ trưởng NNPTNT Lê Minh Hoan cho biết bản thân ông chưa được đào tạo qua trường lớp báo chí chính quy, nhưng ông đã thích và viết báo với bút danh Xích Lô. Những bài viết là sự trải nghiệm thực tế, những đề tài gần gũi với người dân được thể hiện dưới dạng những “câu chuyện”, vừa gần gũi vừa sâu sắc, với cách dẫn giải hấp dẫn và giàu sức thuyết phục.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu rộng, làm thay đổi căn bản nhiều mặt hoạt động của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động báo chí - truyền thông. Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà là nhiệm vụ đặt ra đối với từng cơ quan báo chí, cơ sở truyền thông, để vừa phục vụ tốt nhất, nhanh nhất nhu cầu thông tin của công chúng, vừa phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
Tại TP.HCM vừa ra mắt, khai trương 2 bảo tàng tư nhân trưng bày hàng ngàn cổ vật, hiện vật về trang sức của 54 dân tộc và các vật dụng xa hoa, mỹ lệ trong cung cấm của 13 đời vua triều Nguyễn.
Hệ thống các bảo tàng, khu bảo tồn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, lưu giữ và phát huy tiềm năng của di sản. Tuy nhiên, làm thế nào để giữ chân du khách, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách trong và ngoài nước khi muốn tìm hiểu lịch sử và hệ sinh thái của Việt Nam..là điều mà các nhà quản lý luôn trăn trở, tìm lời giải nhiều năm nay. Thay đổi cách thức trưng bày, gia tăng sự tương tác giữa hiện vật và du khách, đổi mới, sử dụng chiến lược truyền thông sáng tạo…đang là cách làm của một số bảo tàng, khu bảo tồn hiện nay để thu hút du khách.
Theo BHXH Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay, có hơn 595.000 người rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tăng hơn 3,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến nay, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm Y tế (BHYT) tại TP.HCM là hơn 92%, với gần 8 triệu người tham gia. Mục tiêu trong năm 2024 là nâng tỷ lệ bao phủ BHXH lên 93% và xa hơn nữa là mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân. Bài toán này đang được TP.HCM nỗ lực giải bằng nhiều biện pháp.
Chiều nay (14/6), UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức trao Giải thưởng báo chí Huỳnh Thúc Kháng lần thứ I - năm 2024. Đây là giải báo chí đầu tiên của Thái Nguyên với quy mô cấp tỉnh, mang tên Huỳnh Thúc Kháng - một chí sĩ yêu nước mà tên tuổi gắn liền với Trường dạy làm báo đầu tiên do Bác Hồ đặt tên, được khai giảng ngày 4/4/1949 tại xóm Bờ Rạ, xã Tân Thái (Đại Từ).
Đang phát
Live