Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và tàn phế trên toàn cầu. Mỗi năm trên thế giới có hơn 12 triệu ca đột quỵ . Tức là cứ 3 giây lại có 1 người bệnh đột quỵ. Tại Việt Nam cứ 4 người trên 25 tuổi thì có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ. Nếu như năm 2017 cả nước chỉ có 18 bệnh viện điều trị đột quỵ thì đến nay con số này đã tăng lên gấp gần 7 lần. Đó là thông tin được đề cập tại Hội nghị đột quỵ quốc tế năm 2024 do Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 9/11, tại Hà Nội.
Sáng nay (4/11), Bệnh viện Đà Nẵng đưa vào vận hành hệ thống Kiosk Y Tế thông minh thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống vận hành này do Bệnh viện Đà Nẵng đồng phối hợp với Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank) thực hiện.
Không chỉ thực hiện được phần lớn danh mục kỹ thuật chuyên môn do sở Y tế phê duyệt, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật cao, đến nay đã thực hiện được 60% các kỹ thuật của tuyến Trung ương. Điều này giúp người dân được hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương, hạn chế được tình trạng người bệnh phải chuyển lên tuyến trên và góp phần giảm tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.
Chiều 01/11, Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện hạng đặc biệt đầu tiên của Bộ Y tế công bố áp dụng chính thức Hồ sơ bệnh án điện tử. Đây là bước tiến đột phá trong việc hiện đại hóa quy trình chăm sóc sức khỏe, quản lý hồ sơ y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng người bệnh.
Nạn nhân cuối cùng ở làng Nủ (Phúc Khánh, Bảo Yên, Lào Cai) điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai là cháu Mông Hoàng Thảo Ngọc, 11 tuổi, chiều 01/11 đã được xuất viện. Tổ chức tiễn bệnh nhi này ra viện, Bệnh viện Bạch Mai đã thông tin tới báo chí quá trình 50 ngày điều trị tích cực để cứu sống bé gái làng Nủ.
Dự báo đến năm 2030, khoảng 75% số ca tử vong do ung thư sẽ xảy ra tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình, trong đó có Việt Nam. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo điều trị đa mô thức bệnh ung thư và quản lý bệnh viện trong kỷ nguyên số- Cập nhật ASCO 2024 diễn ra ngày 31/10. Hội thảo do Bệnh viện K, Bộ Y tế và Hội Ung thư Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
Lần đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), một nam thanh niên chết não đã hiến mô, tạng, hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân khác. Chiều 28/10, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức thông tin về trường hợp này, đánh dấu kết quả phối hợp giữa Bệnh viện và Trung tâm Điều phối quốc gia trong công tác vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người.
Việt Nam thuộc nhóm những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất trên thế giới. Cứ 4 người trên 25 tuổi, có 1 người đã và sẽ bị đột quỵ. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo về Chương trình dự phòng đột quỵ và nhồi máu cơ tim do Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam và Bệnh viện Kusumi tổ chức sáng 27/10 tại Văn Giang, Hưng Yên.
Là bệnh viện thứ 8 của Hệ thống Y tế Vinmec, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Smart City tại Khu đô thị Vinhomes Smart City (đường Đại lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ và Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm) đã được khai trương sáng 21/10. Tới dự và phát biểu tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: hiện nay số giường bệnh của các bệnh viện tư nhân ở nước ta mới chỉ chiếm gần 6%, trong khi mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ này cần đạt ít nhất 10%.
Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai đã thực hiện được kỹ thuật cao: Ghép tế bào gốc để điều trị cho 125 bệnh nhân mang lại hiệu quả cao, giúp nhiều người lui bệnh, trở về cuộc sống bình thường. Từ thành công này, Bệnh viện Bạch Mai là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước đang chuẩn bị các điều kiện để triển khai liệu pháp gen, điều trị các bệnh về máu. Đây là thông tin được đề cập tại Hội nghị khoa học về chuyên ngành Huyết học và Truyền máu do Bệnh viện Bạch Mai tổ chức ngày 17/10, tại Hà Nội.
Đang phát
Live