4 ngày sau khi thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức tuyên bố mình dương tính với COVID-19, dư luận quốc tế tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt tới các diễn biến mới trên chính trường Mỹ. Trong một diễn biến mới nhất, đội ngũ bác sỹ của Tổng thống Trump tuyên bố ông có thể rời bệnh viện trong ngày hôm nay. Các diễn biến mới nhất trên chính trường Mỹ (đêm qua theo giờ Việt nam) đang khơi lên những phản ứng khác nhau trong dư luận Mỹ. Và câu hỏi lớn nhất hiện nay là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 3/11 sắp tới sẽ diễn ra theo kịch bản nào với những diễn biến kịch tính hiện nay. Biên tập viên Hồ Điệp và Nhà báo Phạm Phú Phúc, nguyên Trưởng đại diện TTX Việt Nam tại Mỹ sẽ phân tích về nội dung này.
Tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế hôm nay chính là cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ Joe Biden và Donald Trump. “Hỗn loạn, không có quy tắc và công kích lẫn nhau”, đó là cụm từ mà dư luận Mỹ mô tả về cuộc tranh luận đầu tiên này. Phản ánh của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Tranh cử Tổng thống Mỹ là một cuộc chiến dài hơi, tốn kém, và tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Ở thời điểm chỉ còn vài tuần nữa cuộc bầu cử sẽ diễn ra, những sự kiện, hành động bất ngờ khó đoán định của các ứng cử viên có thể sẽ là yếu tố quyết định kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh năm nay. Trong những ngày qua, rất nhiều nhà quan sát quốc tế nhắc đến cụm từ “Bất ngờ tháng 10” và đặt câu hỏi đâu sẽ là “Điều bất ngờ tháng 10”của kỳ bầu cử năm nay.
Cứ 4 năm một lần, dư luận thế giới lại nóng lòng chờ đợi yếu tố vốn được coi “đặc sản” của các kỳ bầu cử Mỹ, đó là “Bất ngờ tháng 10” – yếu tố có thể tác động rất lớn tới tỷ lệ ủng hộ của các ứng viên Tổng thống Mỹ trong chặng đua cuối. Năm nay, “Bất ngờ tháng 10” đến sớm 2 tuần, nhưng được đánh giá là có “sức công phá” lớn hơn nhiều so với các kỳ bầu cử trước đó. Đó là sự ra đi của Thẩm phán Tòa án Tối cao Ruth Bader Ginsburg – người được coi là biểu tượng của công lý Mỹ.
Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hiện đang bước vào giai đoạn nước rút, và trong bối cảnh đặc biệt như năm nay, cách thức xử lý dịch bệnh Covid-19 trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định lá phiếu của cử tri. Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Mỹ đang mong muốn đẩy nhanh tiến trình cấp phép một loại vaccine phòng Covid-19 trước khi diễn ra bầu cử Tổng thống. Tuy nhiên, giới chức y tế nước này khẳng định, việc cấp phép vaccine phòng Covid-19 sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, mà phải dựa trên tiêu chí hiệu quả và an toàn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có bài phát biểu chấp nhận đề cử của đảng Cộng hòa vào đêm 27/08 (theo giờ Mỹ), đêm cuối cùng của đại hội đảng Cộng hòa. Phản ánh của Phạm Huân, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ:
Trung Đông được kỳ vọng trở thành điểm sáng ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump trước cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Sau khi thành công với vai trò trung gian cho thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Các tiểu vương Quốc Ả-rập thống nhất, Mỹ đang thúc đẩy các quốc gia Ả-rập tiến hành các bước đi tương tự. Đó là một trong các mục tiêu mà ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến thăm một loạt nước Trung Đông. Nỗ lực của Mỹ nếu thành công sẽ tạo ra bước thay đổi lớn trong các mối quan hệ địa chính trị ở Trung Đông nhưng trước mắt, đây có thể là một chiến lược tranh cử của Tổng thống Donald Trump? Phản ứng của các nước A-rập như thế nào trước nỗ lực của Mỹ? Cuộc trao đổi giữa BTV Thanh Huyền với phóng viên Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ và PV Ngọc Thạch – thường trú tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông phân tích vấn đề này.
- Xuyên tạc giá trị của Cách mạng tháng Tám là đi ngược lại sự thật lịch sử.- Trung Đông trong chiến lược bầu cử của Mỹ.- Chuyển trả vốn đầu tư công: buồn và vui.- ĐBSCL: tận dụng cơ hội EVFTA như thế nào?- Italia thử nghiệm vắc-xin tiềm năng trên người.
- Chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không xuê xoa, dễ dãi và cương quyết có chế tài xử lý nếu không giải ngân hết vốn đầu tư công.- Lũ quét và sạt lở đất những ngày qua tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã khiến 7 người chết và 4 người bị thương.- Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được hâm nóng với sự kiện cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống.
Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ, bắt đầu hôm nay (theo giờ Mỹ) và kéo dài trong bốn ngày đêm. Nội dung chính của đại hội năm nay là chính thức đề cử cựu Phó Tổng thống Mỹ. Joe Biden làm ứng cử viên đại diện cho đảng Dân chủ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3/11 tới. Điểm đáng chú ý của hội nghị lần này là ứng cử viên Joe Biden cùng nhiều diễn giả khác sẽ không tới tham dự trực tiếp đại hội. Vậy người dân Mỹ có thể mong đợi điều gì từ sự kiện này, hội nghị toàn quốc có thể thay đổi cuộc đua bầu cử Mỹ ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn nội dung này, BTV Thanh Huyền có cuộc trao đổi với PV Phạm Huân – thường trú Đài TNVN tại Mỹ:
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)