Cùng với việc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh phong tỏa, Chính phủ Anh cũng yêu cầu người dân cài đặt ứng dụng di động có tên “Pingdemic” để kiểm soát các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Dù gây ra một số bất tiện cho người dùng, song ứng dụng được cho là đã giúp kiềm chế đáng kể sự gia tăng trở lại số ca mắc tại Anh. Ước tính, hàng trăm nghìn người đã được yêu cầu tự cách ly và khai báo qua ứng dụng này vài tuần gần đây.
Những ngày qua, hàng ngàn người từ các tỉnh thành phía Nam về Huế hoặc đi ngang qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế bằng các phương tiện khác nhau. Lực lượng chức năng làm việc liên tục tại các chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 cửa ngõ phía Nam của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm tăng cường giám sát và hỗ trợ công dân.
- Thách thức tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm.- Hà Nội đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân yên tâm phòng chống dịch.- Áp dụng “sản xuất sạch hơn”- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên.
Mùa mưa bão năm nay, do hiện tượng ENSO có thể chuyển sang pha trung tính nên số lượng hoạt động của bão nhiệt đới trên biển Đông ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Trên Biển Đông sẽ xuất hiện từ 10 đến 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động. Trong đó, từ 5 đến 6 cơn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, thời gian bão tập trung cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9. “Một số vấn đề lưu ý trong việc ứng phó với mưa bão” là nội dung chính của chương trình Sống chung với biến đổi khí hậu hôm nay.
Vào khoảng 9h50 sáng 26/7 giờ địa phương, bão In-Fa một lần nữa đổ bộ vào miền Đông Trung Quốc. Đây là cơn bão có đường đi phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng và đã gián tiếp gây ra đợt mưa lũ lớn lịch sử ở tỉnh Hà Nam, miền Trung nước này khi còn cách xa cả nghìn km
Trước tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô đang có những diễn biến phức tạp. Thành phố Hà Nội đã quyết định giãn cách xã hội theo nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ bắt đầu từ 6h sáng nay (ngày 24/7). Thời gian thực hiện giãn cách là 15 ngày. Bên hàng lang Quốc hội sáng nay, các đại biểu Quốc hội cho rằng: trong thời điểm này, ưu tiên số một là quyết tâm bảo vệ Thủ đô không bị diễn biến xấu. Việc quyết tâm bảo vệ bằng được sự an toàn khỏe của người dân là trên hết trước hết.
Điểm tựa vững chắc của người lao động: Những nỗ lực đồng hành cùng công nhân lao động chống dịch ổn định cuộc sống.- Album “Planet Her” của nữ ca sĩ Doja Cat.- Trường ca “Ngang qua bình minh” của nhà thơ, nhà báo Lữ Mai.
Cùng với đảm bảo lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu thì đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục và thông suốt là yêu cầu quan trọng trong công tác phòng chống dịch covid-19. Điều này được Chính phủ và Bộ Công Thương nhấn mạnh khi 19 tỉnh, thành phố phía Nam thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định, các cơ sở cách ly, chăm sóc y tế, bệnh viện dã chiến đều được đưa vào phương án cấp điện ở mức cao nhất, nghĩa là được cấp điện từ ít nhất 2 nguồn, dự phòng cho nhau và dự phòng thêm bằng nguồn máy phát diezen. Cùng với đó, tính đến ngày 20/7/2021, đã có hơn 214 tỷ đồng giảm tiền điện, giảm giá điện đợt 3 được thực hiện đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Võ Quang Lâm – Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về nội dung này:
TP Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam đang triển khai nhiều phương án tổ chức phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa vùng dịch. Song trong những ngày qua, nhu cầu mua sắm hàng hoá thiết yếu của người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vẫn tăng cao, có nơi đã xảy ra tình trạng người tiêu dùng đổ xô đi mua hàng tích trữ dẫn đến hệ thống siêu thị có lúc hết hàng trên quầy kệ tại một số thời điểm. Rất nhiều kịch bản phân phối hàng hóa cho các tỉnh, thành phố phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh theo từng cấp độ của dịch bệnh đã được xây dựng.
Đang phát
Live