Xuất khẩu gạo và bài toán đảm bảo an ninh lương thực.- Mạnh giàu từ biển quê hương: Giong buồm ra biển.- Những đảng viên người Cơ Tu ở huyện miền núi Nam Giang, tỉnh Quảng Nam luôn đi đầu trong phát triển kinh tế và giúp nhiều đồng bào thoát nghèo.- Chuyến công du khẳng định tầm nhìn mới của Nhật Bản: Phía Nam toàn cầu.
Báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, chỉ số giá gạo thế giới đang ở mức cao nhất trong vòng 11 năm qua. Ngay sau khi thông báo của Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo có hiệu lực ngày 20/7, giá gạo xuất khẩu của hầu hết các quốc gia tăng theo ngày, trong đó có Việt Nam. Đây được xem là cơ hội cho doanh nghiệp nước ta đẩy mạnh xuất khẩu gạo, gia tăng lợi nhuận cho nông dân. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của thị trường và tác động của El Nino, nước ta cần giải pháp gì để cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, vừa gia tăng kim ngạch xuất khẩu, vừa bình ổn giá thóc, gạo trong nước và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia? Ông Trần Xuân Định, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam (VSTA) cùng bàn luận câu chuyện này.
Ngày 30/7, tập đoàn Stemcell Medical Services và Công ty cổ phần Thiết bị Y tế SHB phối hợp Trung tâm Tế bào Gốc và Di truyền, Bệnh viện Bưu điện tổ chức Hội thảo ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong y học tái sinh – chủ động phòng, điều trị bệnh và thẩm mỹ tại Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của hàng chục nhà khoa học, chuyên gia y tế Mỹ và Việt Nam để chia sẻ những kiến thức về ứng dụng công nghệ tế bào gốc tại nước ta.
Top 10 điểm đến tránh nóng lý tưởng ở châu Á, Top 15 thành phố được yêu thích nhất ở châu Á, Di sản UNESCO ấn tượng nhất khu vực Đông Nam Á,.. Trong tháng 7 này, Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn trong mắt bạn bè quốc tế, được báo chí, truyền thông nước ngoài đánh giá cao. Điều này đã góp phần tăng sức hấp dẫn của điểm đến Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.
UBND tỉnh Khánh Hoà vừa hoàn thành thu hồi hơn 9.200 m2 đất và công trình xây dựng trên đất là 5 căn biệt thự di tích lầu Bảo Đại, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Tin của PV Thái Bình, thường trú tại miền Trung
Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022, độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi - trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè, người thân. Đáng chú ý, có tới hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Cần nhìn nhận rằng, việc sử dụng điện thoại, Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận các kiến thức một cách trực quan, sinh động. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý.
Sau hai ngày làm việc với các nhà lãnh đạo châu Phi đang ở thăm Nga, đêm qua (29/7 – theo giờ địa phương), Tổng thống Nga Putin đã tổ chức họp báo, trả lời các câu hỏi của phóng viên, liên quan đến một loạt vấn đề nóng.
Sau nhiều lần chỉnh sửa, đến nay điểm đáng chú ý trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định rõ chính sách bảo đảm đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số và chính sách giao đất, cho thuê đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn để đảm bảo cuộc sống. Đây là điều mà đồng bào dân tộc thiểu số chờ đợi, kỳ vọng. Nhiều ĐBQH cho rằng, việc sửa đổi này sẽ giải quyết được tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, giúp nâng cao đời sống của người dân.
Hơn 15 triệu trẻ em ở nước ta có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng lớn thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Cần nhìn nhận rằng, việc sử dụng điện thoại, Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận các kiến thức một cách trực quan, sinh động. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng an toàn. Đây là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro trên môi trường mạng của trẻ ngày càng gia tăng. Thực tế này đòi hỏi cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet một cách hợp lý. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn về nội dung này.
Hôm nay 28/7, tại tỉnh Sơn La, Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm và biểu dương các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc và phụ cận, giai đoạn 2018 – 2023. Trong 5 năm qua, các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực Tây Bắc và phụ cận đã xây dựng được trên 860 mô hình phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, với gần 46.000 điểm mô hình được nhân rộng trên nhiều địa bàn, lĩnh vực.
Đang phát
Live