- Doanh nghiệp sử dụng nhiều chiêu trò để trốn đóng bảo hiểm xã hội.- Quyết liệt giảm nợ đọng bảo hiểm xã hội.- Tổ chức công đoàn sát cảnh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
- Những hệ luỵ khi bán, cầm cố sổ bảo hiểm xã hội.- Gia tăng lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần do dịch Covid-19.- Những lý do không nên tham gia bảo hiểm 1 lần chỉ vì dịch Covid-19.- Phú Yên - Điểm đến an toàn, hấp dẫn du khách.
Nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam luôn xác định công tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực như: tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; rà soát, đơn giản hóa thủ tục và các chỉ tiêu, biểu mẫu; thay đổi phương thức giao nhận hồ sơ giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh giao dịch điện tử. Đặc biệt khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, thì việc đẩy mạnh giao dịch điện tử được ngành bảo hiểm chú trọng thực hiện.
Đối mặt với áp lực "cơm áo, gạo tiền" đè nặng, người lao động tìm đến một điểm tựa, đó là: bảo hiểm thất nghiệp. Đây được coi là chiếc “Phao cứu sinh” của người lao động trong mùa dịch bệnh. Làm gì để đảm bảo thực hiện chính sách về Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hiệu quả? Có cách thức nào hỗ trợ bền vững nhất cho lao động trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn kéo dài? Bàn luận vấn đề này, khách mời là ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội.
- Hướng dẫn giảm giá điện của Bộ Công thương: liệu có đến được với doanh nghiệp và người dân khó khăn thực sự?- Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cho phép tiến hành xét nghiệm nước bọt để chẩn đoán Covid-19 trong trường hợp khẩn cấp.- Nghịch lý giá thịt lợn tại TP HCM.- Làm gì để đảm bảo thực hiện chính sách về Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hiệu quả?- Bộ nhạc cụ truyền thống của người Dao Khâu ở Sìn Hồ.
Thu mua hay cầm cố, mượn sổ bảo hiểm xã hội không phải là thực tế đến nay mới có. Hệ lụy không chỉ đến trước mắt, không chỉ ảnh hưởng cá nhân người cầm cố, thu mua hay cho mượn. Câu chuyện thực tiễn này cần được mỗi người nhìn nhận ra sao? Cơ quan chức năng nên hành động thế nào để ngăn ngừa tình trạng này? Trao đổi về vấn đề này khách mời là ông Lê Đình Quảng – Quyền Trưởng Ban quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Bảo hiểm thất nghiệp: “Phao cứu sinh” cho người lao động đại dịch Covid-19.- Những việc làm thiết thực và ý nghĩa, đong đầy tình người nơi đất phương Nam trong việc đối phó với dịch bệnh Covid-19.
- Tuần giãn cách xã hội thứ hai và những vấn đề đặt ra trong phòng chống dịch COVID-19.- Tiếp tục sửa đổi hoàn thiện chính sách bảo hiểm y tế, hướng đến bảo hiểm y tế toàn dân.- Hướng dẫn cách điều trị viêm phế quản mãn tính.
- Bảo hiểm y tế đặt sức khỏe người dân lên hàng đầu.- Cảnh báo nguy cơ và cách phòng tránh lộ thông tin cá nhân khi làm việc và học tập trực tuyến.- Hải quan chủ động tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trước những quy định siết chặt quản lý xuất nhập khẩu của phía Trung Quốc.- Những ý nghĩa trong ngày Tết thanh minh của người Dao.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, số người nhiễm và nghi nhiễm SARS-CoV-2 tăng từng ngày khiến người dân càng thêm lo lắng. Bên cạnh việc ngân sách Nhà nước chi trả các chi phí điều trị đối với người không có bảo hiểm y tế mắc bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra, quỹ bảo hiểm y tế cũng đảm bảo chi trả đầy đủ chi phí cho người nhiễm bệnh có tham gia bảo hiểm y tế. Ngoài ra, ngành Bảo hiểm xã hội phối hợp với Bộ Y tế đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt, chủ động chung tay cùng cộng đồng phòng chống dịch Covid-19. Đây là nội dung được bàn luận với sự tham gia của ông Phạm Lương Sơn, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.
Đang phát
Live