Trong những tuần gần đây, hầu hết các cơ sở y tế trong cả nước đều ghi nhận số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết, tay chân miệng tăng gấp đôi những tuần trước đó, tạo áp lực gia tăng số ca nặng và tử vong cùng tình trạng quá tải trong điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh dịch này. Theo dự báo của ngành y tế, từ tháng 8 này, khi mùa mưa đến, dịch sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ lây lan rộng. Bên cạnh đó, việc học sinh các cấp đi học trở lại cũng có thể khiến bệnh tay chân miệng gia tăng. Rõ ràng đây là những bệnh dịch mùa nào cũng xuất hiện, nhưng số ca mắc và nhập viện điều trị vẫn không giảm? Người dân cần có ý thức cảnh giác với các dịch bệnh này ra sao?
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong đang có xu hướng tăng trở lại ở khu vực châu Âu, khiến châu lục này trở thành tâm dịch mới của thế giới. Diễn biến dịch COVID-19 đang khiến châu Âu đối mặt với tình cảnh như bệnh viện quá tải, hay thiếu thiết bị vật tư y tế như Giáng sinh năm ngoái khi châu lục này phải đối mặt với làn sóng biến thể Delta.
Sau hơn 2 tháng đại dịch Covid-19 được kiểm soát, Indonesia tiếp tục duy trì số ca mắc thấp trong bối cảnh dịch bệnh đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Quốc gia Đông Nam Á này đã nêu bật tầm quan trọng của việc ngăn chặn tái bùng phát dịch, trong khi hướng tới căn bệnh đặc hữu vào năm 2022.
Trong những ngày gần đây, khi số ca mắc Covid 19 gia tăng trở lại, hàng chục địa phương trong cả nước đã phải “đổi màu” nâng cấp độ nguy cơ trong phòng chống dịch. Trong cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid 19 diễn ra mới đây, các thành viên Ban chỉ đạo cũng nhận định, dịch đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, các địa phương cần chuẩn bị các phương án ứng phó, không để dịch bệnh bùng phát lần nữa. Rõ ràng, chúng ta đã xác định sống chung với Covid 19 như tinh thần Nghị quyết 128 về Thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid 19, vì vậy, công tác phòng chống dịch hiện nay cần có sự chủ động về các biện pháp ứng phó ra sao để không rơi vào tình trạng bị động, lúng túng, tránh sự cứng nhắc, máy móc trong phòng chống Covid 19?
- Quảng Bình: Sạt lở bờ sông Gianh, hàng ngàn người dân lo lắng - Chế biến sau thu hoạch đảm bảo cho tiêu thụ nông sản vùng Tây Nguyên - Nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi những tháng cuối năm - Phát triển bền vững chăn nuôi gia súc trong hội nhập - Thái Bình vượt khó vụ mùa 2021
Tại buổi sơ kết công tác phòng chống, dịch COVID-19 - đợt dịch lần thứ 4 trên địa bàn TPHCM do Sở Y tế TP tổ chức, đã có 10 bài học kinh nghiệm được rút ra từ các hoạt động thực tiễn trong công tác điều hành, quản lý, chăm sóc và điều trị người bệnh COVID-19. Đây là cơ sở để tiếp tục củng cố năng lực ứng phó dịch bệnh, chủ động hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Một đợt bùng phát Covid-19 bắt đầu từ sân bay ở thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, đến nay đã lan sang ít nhất 7 tỉnh, thành khác, trong đó có thủ đô Bắc Kinh và trở thành đợt lây lan nội địa rộng nhất sau Vũ Hán.
Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến với các quận huyện, xã phường bàn các biện pháp phòng, chống dịch hôm nay, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh nguy cơ lây lan dịch bệnh trên địa bàn rất lớn. Nếu không bám sát di biến động từ cơ sở, để trễ 1-2 ngày như thực tế vừa qua sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, mỗi người dân phải là 1 chiến sĩ, mỗi gia đình là 1 pháo đài, chung tay phòng chống dịch bệnh.
Tính từ ngày dịch COVID-19 bùng phát trở lại (27/4) cho đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 700 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Dự báo trong vài ngày tới, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang vẫn tiếp tục ghi nhận hàng chục công nhân trong khu công nghiệp mắc COVID-19. Với tiền sử dịch tễ phức tạp của một số ca mắc mới tại Hà Nội, dự kiến sắp tới địa phương này cũng sẽ có nhiều ca lây nhiễm. Trước tình hình này, công tác truy vết, cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm... cần được các địa phương nâng cấp ở mức độ nào để “bắt kịp” và ngăn chặn được đà lây lan của dịch bệnh?
- CTQH Vương Đình Huệ dự Hội nghị quán triệt, giao nhiệm vụ và phát lệnh ra quân bảo đảm an ninh trật tự ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.- Dịch Covid-19 khó kiểm soát hơn khi tại Đà Nẵng, Bắc Ninh, Bắc Giang, trong 1 số khu công nghiệp đã ghi nhận hơn 100 trường hợp mắc Covid-19, dự kiến số ca mắc còn tăng thêm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch nhấn mạnh, không để dịch bùng phát trong khu công nghiệp, đe dọa tới nền kinh tế có thể làm đứt gẫy chuỗi sản xuất và cung ứng của thế giới.- Virus Sars-CoV-2 biến thể Ấn Độ đã xuất hiện tại 44 quốc gia. Tổ chức Y tế Thế giới xếp biến thể này vào danh sách "đáng lo ngại ở mức độ toàn cầu”.- Hôm nay cũng là Ngày Y tá thế giới - ngày này là dịp để mỗi người trên toàn cầu tri ân lực lượng tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19.
Đang phát
Live