Nằm ở phía Bắc vùng lãnh thổ Liên bang Kashmir, Gulmarg được ví như một thiên đường du lịch có phong cách châu Âu của Ấn Độ. Những ngày qua, tuyết rơi dày bao phủ khu vực này biến nơi đây thành một xứ sở thần tiên, thu hút du khách quốc tế tới thăm quan và nghỉ dưỡng.
Ngày 5/2 tại Kiên Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch Thực hiện “Đề án Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Tới dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; lãnh đạo các Bộ, Ngành, các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long; doanh nghiệp xuất khẩu gạo và các tổ chức quốc tế.
- Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết nguyên đán và mùa lễ hội xuân - Tăng cường tiếp cận thuốc mới cho người bệnh từ dự thảo Luật Dược sửa đổi, bổ sung
Phát triển du lịch nông nghiệp là một trong những giải pháp đem lại lợi ích kép vừa gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa trong đời sống, cộng đồng nông thôn, vừa mang lại giá trị lớn hơn cho sản xuất nông nghiệp, quảng bá du lịch địa phương, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Trước những khó khăn vướng mắc đang từng bước được Chính phủ tháo gỡ cho loại mô hình du lịch nay, những người làm du lịch nông nghiệp đã hình thành cộng đồng nhằm hỗ trợ nhau xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm này.
Mặc dù là vùng đất rộng lớn với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, thế nhưng Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh vẫn là vùng có nhiều chỉ số phát triển thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tiềm năng, lợi thế của vùng chưa được phát huy hiệu quả, chưa tạo được vị thế, sức mạnh tổng hợp, động lực cho vùng và cả nước. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, bên cạnh việc phát huy những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế so sánh, với tinh thần “tự lực, tự cường”, sau 1 năm thực hiện ký kết bản ghi nhớ hợp tác phát triển, 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đã tạo được dấu ấn rõ nét.
Tuy mỗi dân tộc đều có những ngày Lễ, Tết riêng theo truyền thống của mình, nhưng khi tiết trời phương Nam đã se lạnh, những cánh mai vàng chớm nở, cũng là lúc cộng đồng bốn dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Hoa, Khmer trên vùng biên giới của tỉnh An Giang lại sắm sửa, dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa để đón một mùa xuân mới.
Với mỗi người Việt, Tết là sum vầy, Tết là để trở về. Với những người Việt xa quê hương, những dịp Tết đến Xuân về lại càng có ý nghĩa, bởi đây là khoảng thời gian họ chờ đợi nhất. Sau những ngày tháng nỗ lực, vất vả, mưu sinh, họ vượt vạn dặm xa xôi để trở về vui Tết cùng thân nhân, gia đình và quê hương.
Ngày Tết cổ truyền, khi mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau thì cũng là lúc các thành viên của các Đội Bảo vệ rừng trong cộng đồng tại huyện miền núi cao Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn băng qua những cánh rừng già để làm nhiệm vụ tuần tra, không để kẻ xấu lợi dụng thời điểm nghỉ Tết Nguyên Đán phá rừng. Một số người nhiều năm liền phải ăn Tết trong rừng già. Ăn Tết trong rừng không có người thân bên cạnh nhưng những người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng vẫn tìm thấy niềm vui cho riêng mình.
Càng gần đến Tết Nguyên đán, nhu cầu mua sắm tăng cao, cũng là lúc mối lo về an toàn thực phẩm lại gia tăng. Dù ngành chức năng ở các địa phương đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm ổn định thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng tình hình vẫn tương đối phức tạp, nhiều vụ vi phạm liên tiếp bị phát hiện.
Ngày 1/2, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã họp Phiên thứ 25 để thảo luận cho ý kiến đối với 4 nội dung báo cáo kiểm điểm kết quả hoạt động của Ban chỉ đạo năm 2023, Chương trình công tác năm 2024, báo cáo kết quả chỉ đạo xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong năm 2023, báo cáo kết quả kiểm tra theo kế hoạch số 35 ngày 7/8/2023 của Ban chỉ đạo và Đề án cơ chế xử lý vật chứng, tài sản liên quan đến vụ án trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Đang phát
Live